II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG ĐÓNG TÀU XUẤT KHẨU
2. Phân tích yếu tố môi truờng cạnh tranh sản phẩm đóng mới, sửa chữa tàu
2.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Góp phần quan trọng việc nâng con tàu kinh tế Hàn Quốc cất cánh, không thể không nói đến một ngành công nghiệp “xương sống” - đó là ngành đóng tàu. Hàn Quốc đã phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành ngành chiến lược cho sự phát triển kinh tế đất nước vào những năm 1970. Mặc dù có lịch sử phát triển muộn hơn so với Châu Âu, Nhật Bản, xong Hàn Quốc vẫn đã xây dựng được một nền công nghiệp đóng tàu có khả năng cạnh tranh cao và kỹ thuật tiên tiến.
Ngay trong những năm đầu thành lập, Tập đoàn Hyundai đã mạnh dạn đóng vai trò dẫn đầu, khai phá và đặt nền móng cho ngành đóng tàu Hàn Quốc phát triển. Đến nay, các công ty đóng tàu Hàn Quốc hiện đang đóng những con tàu 300.000 DWT, một bước tiến nhảy vọt, so với các con tàu trọng tải 2.600 DWT được đóng khi ngành công nghiệp
đóng tàu của Hàn Quốc mới bắt đầu hình thành vào những năm 1960. Năm 1993, lần đầu tiên Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất tàu lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Nhật Bản. Nhiều năm liên tục, Hàn Quốc dẫn đầu về lượng đơn đặt hàng đóng tàu với 44% thị phần thế giới. Các doanh nghiệp Hàn Quốc được hưởng lợi nhiều nhất từ sự suy giảm năng lực
đóng tàu của Nhật Bản. Các xưởng đóng tàu đất nước mặt trời mọc phải đối mặt với tình trạng thiếu đội ngũ kỹ sư trẻ có khả năng thiết kế loại tàu mới. Điều này buộc Nhật Bản tập trung đóng những kiểu tàu theo khuôn mẫu có sẵn và “nhường” lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn cho các đối thủ Hàn Quốc. Thêm vào đó, ngành đóng tàu Hàn Quốc có tính cạnh tranh mạnh mẽ do các hãng đóng tàu hoạt động có hiệu quả, công nghệđạt trình độ cao,
đi kèm với những lợi thế rõ ràng về cảng biển và thềm lục địa. Họ rất thành thạo trong việc đóng các tàu lớn chất lượng cao, như các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu thô và khí ga thiên nhiên hóa lỏng. Hàn Quốc ngày nay là quốc gia đứng đầu thế giới về sản phẩm tàu LNG. Lĩnh vực này đang phát triển mạnh cùng với việc LNG được sử dụng ngày càng nhiều như là một nguồn nhiên liệu vì nó tương đối sạch. Lượng tiêu thụ LNG
báo tăng gấp đôi lên tới khoảng 250 tàu trong khoảng thời gian này. Năm 2005, các công ty đóng tàu Hàn Quốc chiếm 71,3% đơn đặt hàng mới đối với tàu chở LNG, 64,3% tàu chở container loại lớn và 42,4% tàu chở dầu siêu lớn.
Tận dụng lợi thế mang lại do sự chuyển dịch của ngành đóng tàu thế giới từ Châu Âu và Bắc Mỹ sang các nước Châu Á (do có chi phí nhân công thấp), Hàn Quốc đã có những bước tiến ngoạn mục, vượt qua nhiều quốc gia có lịch sử đóng tàu lâu hơn rất nhiều. Và các công ty đóng tàu Hàn Quốc đã hoàn toàn tự tin giữ vững vị trí dẫn đầu/đầu bảng trên trường quốc tế. Trong 10 nhà máy được xếp hạng đứng đầu trên thế giới, có sáu nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc. Hyundai Heavy Industries đứng vị trí số một tiếp theo là Samsung Heavy Industries và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering. Ởđó, họ xây dựng các khu công nghiệp lớn trong đó ngoài các nhà máy đóng tàu, còn sản xuất các thiết bị phục vụ công nghiệp tàu thuỷ, lắp ráp động cơ, hệ thống cảng để tận dụng lợi thế về quy mô. Các công ty đóng tàu trực thuộc của Tập đoàn công nghiệp Hyundai (HHI) là nhà đóng tàu lớn nhất thế giới chiếm 15% thị phần trên thị trường. Trong năm 2007, Hyundai đã đóng mới 77 chiếc tàu, điều đó có nghĩa là cứ sau 3 hoặc 4 ngày làm việc lại có một con tàu lớn được hạ thủy. Ở HHI đa số những xưởng đóng tàu áp dụng công nghệ máy tính từ quản lý nhân viên hàng ngày, mua sắm vật tư thiết bị đến kiểm soát khâu thiết kế tàu và sản xuất.
Theo Clarson Research Service (CRS), các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc đã giành
được 207 tàu đặt đóng mới với 4,628 triệu CGT trong sáu tháng đầu năm, so với 30 tàu tương ứng 0,84 triệu CGT được ký trong năm 2009. Tính theo CGT, Hàn Quốc chiếm 38% thị phần đặt đóng mới trên toàn thế giới. Khách hàng chủ yếu của ngành đóng tàu Hàn Quốc là các chủ tàu đến từ Hy Lạp và Na Uy. Hãng đóng tàu Hyundai lớn nhất thế
giới và Hàn Quốc đang phát triển các lĩnh vực ngoài ngành đóng tàu. Lần đầu tiên doanh thu ngành đóng tàu của Hyundai Heavy Industries (HHI) đã rơi xuống dưới 40% tổng doanh thu so với các lĩnh vực kinh doanh khác như hệ thống điện lực, khu công nghiệp và chế tạo cơ khí và chế tạo máy và thiết bị. Trong quý I năm 2010, lĩnh vực kinh doanh
đóng tàu chỉ đạt 37% tổng doanh thu của HHI. Được biết năm 2006 tại công ty HHI, lĩnh vực kinh doanh đóng tàu chiếm 51% tổng doanh thu, năm 2009 chiếm 43% tổng doanh thu và dự báo tỉ lệ này sẽ tiếp tục giảm trong thời gian sắp tới. Ngành công nghiệp đóng
tàu đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm, kinh doanh thân thiện với môi trường sẽ là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trên toàn cầu.
Năm yếu tố tạo nên thành công của ngành đóng tàu Hàn Quốc là: lao động rẻ; sự hỗ
trợ toàn diện và to lớn của chính phủ; sự hỗ trợ của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ; sự phát triển của các ngành phụ trợ; và nhất là nhờ việc đầu tư vào giáo dục và nguồn nhân lực một cách đúng đắn ngay từ ban đầu.