II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG ĐÓNG TÀU XUẤT KHẨU
1.1. Thị trường đóng mới tàu quốc tế:
Theo báo cáo của BRS về thị trường đóng tàu: số đơn hàng tàu hàng khô năm 2008 là 295 triệu DWT; năm 2009 đạt 288 Triệu DWT; 6 tháng đầu năm 2010 đạt 80,3 triệu DWT, trong đó Trung Quốc chiếm 41%, Hàn Quốc chiếm 38% và Nhật Bản chiếm 4%. Trong báo cáo cũng dự báo đến năm 2013, thị trường đóng tàu sẽ phục hồi với các đơn hàng bình quân giai đoạn 2015 – 2020 đạt mức 280 – 300 triệu DWT/năm.
Ngành CNTT Việt Nam bắt đầu được đầu tư mạnh mẽ từ năm 2002, đến nay mới
được 8 năm, nếu theo quy luật của các nước thì quá trình đầu tư kết cấu hạ tầng cho ngành cần kéo dài khoảng 20 năm (kết thúc sau năm 2020), quá trình gia tăng và duy trì
sản lượng kéo dài khoảng 15 – 20 năm (sau năm 2040) sau đó mới có thể giảm sản lượng, tăng giá trị. Những năm qua thị phần gia công, đóng tàu xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt 500.000 – 600.000 DWT/năm (chiếm 0,3 – 0,4%) chưa đáp ứng được mục tiêu quy hoạch. Thị trường tiềm năng còn rất lớn và phụ thuộc vào nỗ lực của ngành CNTTVN trong việc cải thiện về tiến độ, chất lượng và giá thành sản phẩm. Trên cơ sở các nhà máy hiện có và các dự án đang đầu tư thuộc tất cả các thành phần kinh tế, khả năng đảm nhận
đóng tàu xuất khẩu cả giai đoạn 2011-2015 là 2,5 triệu DWT tàu/năm (trong đó khối doanh nghiệp trong nước là 1,5 triệu DWT/năm; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1 triệu DWT/năm); giai đoạn 2016-2020 là 3,5 - 4 triệu DWT/năm, chiếm 1% thị
phần đóng tàu thế giới (trong đó khối doanh nghiệp trong nước là 2,5 triệu DWT/năm; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1 – 1,5 triệu DWT/năm).