Dự báo các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng nhà máy

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 77)

I. Các tác động môi trường chủ yếu của dự án

2. Dự báo các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng nhà máy

2.1. Phá hy h sinh thái và nơi sng

(1). Phá hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn

Nhưđã biết, rừng ngập mặn (RNM) ở vùng ven biển có nhiều lợi ích cho nền kinh tế đất nước và đời sống nhân dân vùng ven biển. Khi xây dựng nhà máy ở ven bờ chắc chắn sẽ làm HST này suy thoái là điều không thể tránh khỏi

Những khu vực thuộc các nhà máy lớn ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Vũng Tàu đều có cây ngập mặn phân bố với mức độ khác nhau. Khi phá RNM ở ven biển để xây dựng nhà máy, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng giảm diện tích rừng ngập mặn. Trước chiến tranh, RNM Việt Nam có 4.000.000ha, đến năm 1990 chỉ còn 200.000ha. Sự giảm diện tích RNM chủ yếu do quai đê lấn biển, đắp đầm nuôi thủy sản và xây dựng cầu cảng bến bãi và các cơ sở công nghiệp, trong đó có các nhà máy sửa chữa đóng mới tàu biển. Nếu trong thập kỉ tới, một hệ thống khoảng trên 20 cảng và 6 ÷ 7 nhà máy sửa chữa, đóng tàu biển mới được xây dựng, bãi triều với RNM sẽ

bị mất đi hàng chục ngàn ha sẽảnh hưởng lớn đến vùng ven bờ và gây các hậu quả không lường trước được

(2). Phá hủy nơi cư trú của nhiều loại sinh vật

RNM là nơi cư trú, ương nuôi và tập trung nguồn giống của rất nhiều loài sinh vật (chim, thú, lưỡng thê, bò sát, ong, động vật đáy, sinh vật bám và hệ rong cỏ biển...). Do mất RNM dẫn tới mất môi trường cung cấp thức ăn, mất nơi ở của các quần xã sinh vật vùng triều cũng như nguồn giống. Trên thực tế, nguồn lợi sinh vật ở đây sẽ bị phá hủy hầu như hoàn toàn

Bảng 1 - Phân bố số lượng động vật đáy trong RNM

Xa đới sú vẹt Gần đới sú vẹt Giữa đới sú vẹt con/m2 g/m2 con/m2 g/m2 con/m2 g/m2

Các loài ốc 133 2,5 362 41,12 8 2,8

Các loài 2 mảnh vỏ 103 4,85 138 3,87 16 1,8

Giun nhiều tơ 12 0,75 13 0,25 24 0,4

− Tăng quá trình xói lở : RNM có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bãi biển và

đường bờ. Như rừng phòng hộ, RNM sẽ bảo vệđê điều, giảm nhẹảnh hưởng của gió bão, sóng biển, lũ lụt. Nếu triệt phá RNM để xây dựng cảng và nhà máy thì vùng ven bờ bị mất vành đai thực bì bảo vệ, do đó quá trình xói lở xảy ra nhanh hơn và phá hủy các vùng dân cư, các thảm thực vật và các khu sản xuất nông nghiệp thủy sản.

− Tăng độ đục : RNM có tác dụng cố định bãi lầy, giảm nhẹ sự tác động của sóng gió bão lụt. Nếu rừng bị chặt phá thì sóng gió và đặc biệt là mưa bão sẽ tác động mạnh vào vùng ven bờ, xáo trộn nền đáy làm tăng nhanh độ đục, vật lơ lửng. Tăng độđục làm giảm độ trong suốt của nước, ảnh hưởng xấu đến sự quang hợp của thực vật làm

tăng nồng độ chất dinh dưỡng và trong chừng mực nhất định có thể gây nên hiện tượng phì dinh dưỡng. Vật lơ lửng theo thành phần hóa học có thể là chất khoáng, chất hữu cơ hoặc hữu cơ - khoáng. Nếu độ đục bằng 16,2mg/l thì vật lơ lửng có khả

năng thải vào nước 0,014mg/l Nitơ và 0,002mg/l sắt. Hàm lượng vật lơ lửng khoáng cao sẽ gây rối loạn trạng thái dinh dưỡng của những nhóm sinh vật ăn lọc trong các tầng nước và những loài sống trong lớp đất tầng mặt. Giá trị độđục 123mg/m3 thì số

lượng động vật phù du là 5.800 cá thể/m3. Khi đào bới, nạo vét đóng cọc xây dựng cảng và nhà máy, độđục có thểđạt đến 400g/m3 thì số lượng động vật phù du chỉ còn 120cá thể/m3. Trong điều kiện bình thường hàm lượng vật lơ lửng và độ đục sẽ tăng lên nhiều

(3). Phá hủy cảnh quan tự nhiên

Rừng ngập mặn là một cảnh quan đặc sắc hấp dẫn của vùng ven biển, của sông trong vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới với đa dạng các loài cây bụi, cây thân gỗ, cây thảo, dây leo, thân bò, dương xỉ... và nhiều nơi có cấu trúc phân tầng với những bộ rễ bạch, rễ

thò dài hàng mét khá hấp dẫn. Nếu phá RNM sẽ làm mất cảnh quan tự nhiên, mất tính thẩm mĩ và giảm tiềm năng du lịch ven bờ.

Ngoài ra, trong RNM có rất nhiều loài rong tảo, cỏ biển, cây ngập mặn, cá, tôm,

động vật đáy, bò sát (kì đà, trăn, rắn độc), chim và một số loài thú (khỉ, rái cá, lợn rừng, cáo, chồn...), khi RNM bị phá thì các loài sinh vật này sẽ mất, tức là mất đi sự đa dạng sinh học làm suy thoái hệ sinh thái RNM

(4). Phá hủy quần xã đáy mềm

Trên các bãi triều đáy mềm (cát, bùn cát, cát bùn, bùn) dọc đường bờ Việt Nam thường có nhiều loài sinh vật sinh trưởng và phát triển. Từ bờ Tây vịnh Bắc bộ đến ven biển miền Trung Nam bộ đều có các quần xã đáy mềm mà các đại diện chủ yếu gồm các nhóm Gastropoda, Bivalkvia, Brachyura, Crustacea, Polychacta. Bờ Tây vịnh Bắc bộ,

đặc biệt là vùng Quảng Ninh, Hải Phòng có gần 60 bãi hải đặc sản, hầu hết là các quần xã

đáy mềm, trên đó rất nhiều loại đặc sản như sá sùng, sò huyết, sò lông, ngao, ngán, vạng, hầu sông, còng, cáy, phi, don, vọp và rong biển. Trữ lượng của các bãi từ vài trăm đến hàng nghìn tấn đặc sản. Nếu sử dụng các bãi triều cho xây dựng thì sẽ không còn các cây

ngập mặn, làm mất đi các quần xã đáy mềm, mất các bãi hải đặc sản, gây thiệt hại cho ngành kinh tế biển

(5). Phá hủy hệ sinh thái san hô

Hệ sinh thái san hô là một trong các HST nhiệt đới có năng suất cao. Tại bờ Tây vịnh Bắc bộ có nhiều loài san hô, và chủ yếu sống ở các tuyến xa bờ như vịnh Bái Tử

Long, Hạ Long, Cát Bà, Mũi Ròn, Hòn La, Cồn Cỏ, đào Hải Vân; ven biển miền Trung chủ yếu phân bố ở các khu vực vịnh Đà Nẵng, Cù lao Chàm, ven biển Khánh Hòa, Ninh Thuận, Côn đảo; và ở đảo Phú Quốc (Nam bộ). Việc xây dựng mở rộng các cảng, nhà máy chắc chắn sẽảnh hưởng không nhỏ tới HST san hô :

− Tăng độđục : Việc nạo vét, duy tu luồng lạch sẽ làm tăng độđục, nước đục lắng đọng sẽ phủ bùn cát lên các vùng rạn san hô ven bờ. Độ đục cao có thể làm mất tảo cộng sinh Zoxanthellac làm polyp san hô phồng lên và san hô chết hàng loạt; ngoài độ đục ra còn làm giảm tính đa dạng và độ phong phú của rạn san hô

− Tăng nhiễm bẩn : Các chất thải do xây dựng, khai thác (vôi vữa, xi măng, dầu mỡ, hóa chất) và các chất thải sinh hoạt sẽ làm nhiễm bẩn vùng ven bờ với cường độ tác

động mạnh mẽ hơn làm cho san hô có nguy cơ bị suy thoái hoàn toàn, không có khả

năng phục hồi

(6). Phá hủy hệ sinh thái vùng triều đáy cứng

Vùng triều đáy cứng bao gồm các bãi đá, bờ đá ven các đảo như đảo ở vịnh Cửa Lục, Dung Quất, Văn Phong, Vũng Tàu... Đó là nơi phân bố của rất nhiều loài sinh vật, trong đó nhóm sinh vật bám (ostrea, Balanus, Chthamalus) phát triển rất mạnh. Vùng triều đá còn là nơi phân bố của các loài có giá trị kinh tế: rong mơ, rong đông, rong mứt, rong câu, rong thuốc giun, hải sản, ốc dính, cà ghim, tu hài, vẹm, gọ, thâng, ngao, điệp ngọc, trai ngọc, sò, bào ngư... Nếu xây dựng nhà máy lớn ở những nơi này sẽ gây hại cho các quần xã sinh vật ở vùng triều đáy cứng. Những đe dọa thể hiện qua các mặt sau : − Mất diện tích phân bố

− Giảm thành phần loài, mất đa dạng sinh học

− Mất nguồn lợi các loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao

− Phá cân bằng sinh thái vốn có và cuối cùng phá hủy HST vùng triều đáy cứng ở khu vực xây dựng nhà máy

2.2. No vét khu nước và lung nhà máy

Nhìn chung hệ thống các nhà máy sửa chữa đóng mới tàu biển đều kết hợp được luồng ra vào cảng có độ sâu nạo vét 8 ÷ 12m. Tổng khối lượng nạo vét các nhà máy cảng biển của Việt Nam đến hàng trăm triệu mét khối

Hoạt động nạo vét luồng tàu đã gây ra đục hóa, sa bồi, xói lở, thay đổi cấu trúc thủy văn, tăng cường sự xâm nhập mặn, tác động đến chất lượng nước và đời sống thủy sinh

Trong giai đoạn xây dựng, do quá trình nạo vét, phun lấp các khu vực rộng lớn, dưới tác động bào xói của mưa và dao động của triều lên sẽ dẫn đến làm tăng vọt độ phù sa trong một thời gian và lượng phù sa này cũng góp phần làm tăng cường lắng đọng ở

luồng tàu nạo vét

Quá trình nạo vét, phun lấp các khu vực rộng lớn, dưới tác động bào xói của mưa và dao động của triều lên sẽ dẫn đến làm tăng vọt độ phù sa trong một thời gian và lượng phù sa này cũng góp phần làm tăng cường lắng đọng ở luồng tàu nạo vét; đồng thời cũng làm thay đổi trắc diện địa hình khu vực, khi đó sẽ xuất hiện sự phục hồi lại trạng thái ban

đầu bằng phù sa lắng đọng từ một vài centimet đến hàng mét

Sự sáo động tầng đáy có khả năng thay đổi cấu trúc bờ biển và làm tăng xâm nhập mặn vào tầng nước ngầm và vào sâu trong cửa sông

Hoạt động nạo vét sẽ gây ô nhiễm nước do độđục tăng, tăng hàm lượng chất rắn lơ

lửng, kim loại nặng, chất hữu cơ từ bùn đáy, giảm ô xy hòa tan, giảm khả năng quang hợp của tảo rong, gây ô nhiễm nước do chính chất thải dầu mỡ từ các tàu nạo vét dẫn tới

ảnh hưởng đến chất lượng nước và đời sống thủy sinh, gây ô nhiễm nơi cư trú dẫn đến việc di cư các loài cá, tôm... ra khỏi khu vực, làm thay đổi cấu trúc tầng đáy. Đây là tác

động tiêu cực lớn cần được giám sát

2.3. D báo tác động môi trường khi các nhà máy đi vào hot động

Khi hệ thống cảng, nhà máy đi vào hoạt động sẽ có các hoạt động chủ yếu sau gây ô nhiễm môi trường :

− Hoạt động giao thông thủy của tàu thuyền ra vào nhà máy

− Hoạt động quá trình sản xuất sửa chữa và đóng mới tàu tại các nhà máy − Sinh hoạt của cán bộ công nhân viên

− Nạo vét định kì khu nước và hệ thống luồng vào nhà máy (1). Ô nhiễm không khí và bụi

Khi đi vào hoạt động, không khí tại các nhà máy sẽ bị ô nhiễm khí độc, bụi, tiếng

ồn... và sự ô nhiễm đó sẽ lan truyền gây tác động xấu đến môi trường khu vực xung quanh

− Ô nhiễm khí độc chủ yếu từ các phân xưởng sơn, mạ, các phân xưởng thử động cơ, kho đất đèn... Các động cơ thiết bị chạy diezen hoạt động thường xuyên thải một lượng khí độc giàu CO2, NOx, SO3 gây ô nhiễm lớn đến không khí tại khu vực. Trong trường hợp xảy sự cố : hỏa hoạn, nổ, vỡ... tại các trạm khí nén, trạm ô xy, axetylen và kho đất đèn thì tác động có thể còn nghiêm trọng hơn

− Ô nhiễm khí bụi do hoạt động của phân xưởng đúc, rèn, mộc, làm lạnh vỏ tàu... và hoạt động vận tải của các phương tiện giao thông nội bộ

− Tiếng ồn các khu vực nhà máy chủ yếu là do quá trình gia công tại phân xưởng gò, thép vỏ tàu, rèn dập, trang trí và các thiết bị sử dụng trong nhà máy. Ô nhiễm tiếng ồn là vấn đề cấp bách đối với các thành phố nước ta. Hiện nay các thành phố, khu vực có cảng, nhà máy, tiếng ồn thường dao động 60 ÷ 180dBA, cao hơn tiêu chuẩn môi trường (55dBA), do vậy về định hướng qui hoạch, cần hạn chế qui mô, không xây dựng mới các nhà máy tại các khu trung tâm đô thị (Hải Phòng, t.p Hồ Chí Minh, Vũng Tàu...) mà tập trung các nhà máy qui mô lớn về khu vực miền Trung và các bán

đảo Long Sơn

(2). Ô nhiễm do nước thải từ hệ thống các nhà máy

Có hai nguồn nước thải chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước :

*/ Nước thải công nghiệp bao gồm nước thải từ các phân xưởng sửa chữa cơ khí, mộc, nước thải từ tàu, nước vệ sinh nhà xưởng, kho bãi. Nước thải công nghiệp chứa hàm lượng lơ lửng rất cao bao gồm chất rắn, dầu mỡ, chất hữu cơ và kim loại, quặng, và còn có thể chứa đựng các chất độc tố hòa tan trong nước

*/ Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà hàng, văn phòng nhà máy với hàm lượng rất cao các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, chất dinh dưỡng và vi trùng, dịch bệnh

Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, nếu trên bến cảng và nhà máy có 500 cán bộ, công nhân viên, khách hàng làm việc có sử dụng hệ thống vệ sinh thì khối lượng cực đại các tác nhân ô nhiễm hàng ngày từ số lượng người trên cảng đưa vào môi trường là :

− BOD : 25 kg

− Chất rắn lơ lửng : 50 kg − Tổng Ni tơ : 5kg − Tổng phốt pho : 1 kg

Nếu khối lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày là 75m3 (mỗi cán bộ, công nhân sử

dụng 150 lít nước/ngày) thì nồng độ tối đa các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sẽ là : BOD 333ng/lít (vượt tiêu chuẩn tạm thời về môi trường Việt Nam 4,1 lần), chất rắn lơ

lửng (SS) : 666người/lit (vượt tiêu chuẩn 6,6 lần). Như vậy nếu khối lượng được cấp lớn gấp 2 hoặc 3 lần thì nồng độ BOD và SS sẽ giảm 1/2 ÷ 1/3 lần

Khi hệ thống nhà máy đi vào hoạt động sẽ có khoảng 25.000 người làm việc thường xuyên trong nhà máy và khoảng 20.000 người hoạt động trên tàu, thuyền và các ngành dịch vụ liên quan khác. Như vậy tổng số sẽ có 45.000 người sử dụng hệ thống vệ

sinh thải trực tiếp vào vùng nước chung khu vực nhà máy ra biển với khối lượng ước tính:

− BOD : 2.250 kg

− Chất rắn lơ lửng : 4.500 kg − Tổng Ni tơ : 450 kg − Tổng phốt pho : 90 kg

Đây là một khối lượng khá lớn gây ô nhiễm môi trường biển nếu sự trao đổi nước và sự pha loãng không tốt sẽ gây hậu quả môi trường sinh thái ven bờ

Ngoài ra khi trời mưa, lượng nước sẽ hòa tan, rửa trôi toàn bộ các hàng hóa độc hại vương vãi ở nhà máy bao gồm các hóa chất tảy rửa, hóa chất độc, a xít... và đưa vào vực nước các nhà máy gây ô nhiễm lớn môi trường nước

(3). Ô nhiễm vùng ven bờ do nạo vét, duy tu luồng lạch

− Hoạt động nạo vét gây nhiễm bẩn độđục của nước, ô nhiễm môi trường phát triển của các sinh vật nhậy cản bao gồm : trứng cá, cá con, động vật và thực vật phù du

− Chất phù sa bồi lắng lẫn nhiều độc tố trong đất : dầu mỡ, chất độc, chất thải rắn, hóa chất, kim loại nặng, thâm chí cả chất phóng xạđược đổ cùng với phù sa nạo vét làm ô nhiễm môi trường đất, làm suy giảm chất lượng môi trường vào các khu đổ bùn nạo vét

− Sự khuấy đục, đổ bùn nạo vét ở vùng biển có nhà máy và cảng còn tác động phá hủy, suy thoái môi trường sống của sinh vật biển

− Tại các khu vực đảo, nạo vét gây suy thoái môi trường, phá hủy môi sinh của hệ sinh thái san hô, cỏ biển

(4). Dự báo tác động của lan truyền ô nhiễm

Mật độ các nhà máy sửa chữa tàu biển nước ta không cao và phân tán, sự lan truyền gây ô nhiễm chủ yếu tại cục bộ từng vùng với qui mô không lớn và có điều kiện giảm thiểu tác dụng bằng các thiết bị cần thiết như lọc nước khi thải, các thiết bị vây dầu, phòng chống cháy và các biện pháp phòng chống, khắc phục sự cố

Tuy nhiên những thiệt hại có thể xảy ra khi các sự cố không được phòng ngừa hoặc các chất thải còn sót tạp chất trong quá trình xử lí sẽ lan truyền theo các hướng gió

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)