Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 50 - 52)

II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG ĐÓNG TÀU XUẤT KHẨU

2. Phân tích yếu tố môi truờng cạnh tranh sản phẩm đóng mới, sửa chữa tàu

2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ngoại thương đang bùng nổ, đầu tưồạt của nhà nước và chi phí lao động thấp (chỉ

bằng ¼ so với Nhật Bản và Hàn Quốc), Trung Quốc đang trên đường trở thành cường quốc đóng tàu trên thế giới. Sức mạnh trên biển đang tăng lên của nước này sẽ mở rộng

ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Đóng tàu được coi là chìa khoá để mở rộng tầm với ra toàn cầu của Trung Quốc. Ngành đóng tàu Trung Quốc đã

đứng vị trí thứ 3 trên thế giới trong nhiều năm qua.

Năm 1999, ngành công nghiệp đóng tàu quốc gia đã được chia thành hai tập đoàn chính: Tổng công ty Đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) kiểm soát các xưởng đóng tàu quan trọng từ Thượng Hải xuống phía Nam, và Tổng công ty Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) phụ trách các xưởng đóng tàu ở miền Bắc với quy mô còn khiêm tốn và lạc hậu về máy móc thiết bị thì đến nay đã có khoảng 4000 nhà máy đóng tàu ở Trung Quốc và mỗi đơn vị chỉ chuyên một số chủng loại để tập trung chuyên môn hoá.

Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến phát triển ngành đóng tàu vì đóng tàu không chỉ là một chất xúc tác cho công cuộc hiện đại hoá công nghiệp Trung Quốc và tạo việc làm, mà còn là một bước đệm chủ chốt trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm trở thành một cường quốc biển. Bằng chứng là năm 2002, CSSC đã được chi 3,6 tỷ USD để xây dựng một xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới, kéo dài 8 km phía trước đảo Changxing, gần cửa sông Trường Giang. Dự án này dự kiến kéo dài trong 10 năm, khi đi vào hoạt động nó sẽ đem lại công việc cho khoảng 700.000 người với công suất hàng năm là 7 triệu DWT. Các nhà phân tích công nghiệp nói rằng cuộc đại tu này đang tỏ ra có hiệu quả bởi chất lượng và độ phức tạp của các con tàu được đóng tại các xưởng của Trung Quốc đang

được cải thiện. Nếu như vào cuối những năm 1980 và đầu thập kỷ 1990, các xưởng đóng tàu của Trung Quốc chỉ tập trung xây dựng các tàu đơn giản như các tàu container và các

tàu chuyên chở lớn đơn sơ thì hiện nay, Trung Quốc đang giành được những đơn đặt hàng sản xuất các tàu phà cũng như các tàu hiện đại chuyên chở khí gas hoá lỏng. Hơn nữa, Trung Quốc đang có cơ hội vàng để phát triển ngành đóng tàu do các nhà đầu tư

nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào nước này.

Ngành Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc.

Điều này được phản ánh qua sự tăng trưởng của số lượng hợp đồng đặt đóng mới. Tính theo lượng thì số tàu đặt đóng ở Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế

giới. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn xếp khá xa sau Hàn Quốc và Nhật Bản về giá trị hợp

đồng, bởi Trung Quốc còn thiếu thiết bị tiên tiến và tụt hậu so với hai nước này về khả

năng nghiên cứu và phát triển. Theo số liệu của Uỷ ban châu Âu (EC), trong năm 2002, Trung Quốc đã đóng 13% số tàu mới của thế giới, trong khi Nhật Bản là nước đóng tàu lớn nhất, chiếm 37% thị phần thế giới, tiếp đến Hàn Quốc với 28%. Đến cuối năm 2007, Trung Quốc đã vươn lên chiếm vị trí số 2 với 29,6% thị phần toàn cầu.

Với mục tiêu đến năm 2010, trên 70% thiết bị tàu thuỷ sẽđược sản xuất trong nước Trung Quốc đã và đang đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở đóng tài chủ chốt tại Bohai Rim, châu thổ sông Dương tử và châu thổ sông Châu. Các ngành công nghiệp phụ trợ

cũng được đầu tư phát triển hết sức mạnh mẽ. Trung Quốc có các nhà máy chuyên sản xuất và gia công thép dùng cho ngành đóng tàu cũng như các nhà máy sản xuất động cơ

và phụ tùng thiết bị khác trên tàu.

Sự thành công của Trung Quốc trước hết bởi Chính phủ có đường lối và quyết tâm triển khai các chủ trương phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại: có đầu tư cơ

bản phù hợp với thiết bị và nguồn nhân lực; tiếp cận và làm chủđược kỹ thuật đóng tàu hiện đại; xây dựng được hệ thống vệ tinh các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ hoàn hảo; có khả năng tham gia và đáp ứng nhu cầu từ các thị trường mới. Trong đó, sự ưu đãi về

tài chính thông qua các đơn đặt hàng của Nhà nước tạo cơ hội cho Ngành công nghiệp

đóng tàu xây dựng thành công ba yếu tốđầu để thực hiện yếu tố thứ tư. Trong nửa thế kỷ

XX, sựđầu tư có hiệu quả cho các tập đoàn để nâng cấp thiết bị, làm chủ công nghệ hiện

đại song song với công tác mở rộng nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực. Chính vì thế, sự đồng bộ trong công nghiệp đóng tàu Trung Quốc được hiện đại hoá trong một thời gian ngắn. Đồng thời, Trung Quốc có chính sách khuyến khích (nhưng có tính bắt buộc)

các chủ tàu trong nước, nhất là các chủ tàu thuộc sở hữu của Nhà nước phải đặt hàng tại các cơ sở đóng tàu nội địa của mình. Một yếu tố quan trọng nữa là Trung Quốc có giá nhân công rẻ (1/5 so với ở Nhật Bản và Hàn Quốc) nên sức cạnh tranh cũng trở nên mạnh hơn khi mà chất lượng kỹ thuật, sản phẩm làm ra tương đương. Ngoài ra, do kinh tế tăng trưởng và nhu cầu tàu thuyền toàn cầu cao khi 80% đầu ra của các xưởng tàu Trung Quốc phục vụ xuất khẩu. Lượng tàu xuất khẩu hiện chiếm khoảng 83% sản lượng tàu biển của Trung Quốc. Nước này đang xuất khẩu tàu sang 128 nước và khu vực, trong đó Singapo,

Đức và Hồngkông là những nhà nhập khẩu chủ chốt. Theo các xu hướng hiện tại, các chuyên gia trong ngành công nghiệp này tin rằng Trung Quốc sẽ là nước đóng tàu lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)