Quan điểm và mục tiêu quy hoạch phát triển ngành CNTT Việt Nam:

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 57 - 59)

(a). Tiếp tục phát triển ngành CNTT Việt Nam một cách khoa học, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tếđất nước và mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển nhằm tận dụng được các lợi thế sẵn có về bờ biển, nhân công và xu thế

chuyển dịch của ngành CNTT thế giới. Trước mắt cần cơ cấu toàn diện ngành CNTT Việt Nam, xây dựng phát triển hệ thống CNTT Việt Nam từng bước vững chắc, đồng bộ

với phát triển, đổi mới cơ cấu đội tàu quốc gia; tạo nền tảng đểđến năm 2020 nước ta cơ

bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó có ngành CNTT phát triển có tên trên bản đồ đóng tàu thế giới với các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế biển và xuất khẩu.

b). Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên doanh đầu tư với các đối tác mạnh về vốn và công nghệ, tạo những bước phát triển lớn mang tính đột phá đi thẳng vào công nghệ hiện

đại để có sản phẩm CNTT có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, tiến tới xuất khẩu công nghệđóng tàu.

c). Lựa chọn phương hướng và bước đi thích hợp, kết hợp giữa tự lực với nhập khẩu và hợp tác. Khuyến khích các thành phần kinh tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài để xây dựng và phát triển ngành CNTT theo quy hoạch có hiệu quả, chủđộng đón trước những tiến bộ công nghệ của thế giới; đồng thời cần có cơ chế chính sách phù hợp

để huy động tối đa mọi nguồn vốn cũng như năng lực sản xuất, quản lý của các thành phần kinh tế.

d). Tận dụng triệt để các cơ sở hiện có, đầu tư theo chiều sâu, cải tạo nâng cấp các Nhà máy, kết hợp công nghệ giữa đóng mới và sửa chữa tàu, trong đó cần tập trung cho các cơ sở đóng - sửa chữa tàu vận tải >5.000DWT và tàu chuyên dùng đặc biệt có giá trị

kinh tế cao (các cơ sở đóng, sửa chữa gam tàu vận tải <5.000DWT chủ trương xã hội hóa, phát triển theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy hoạch địa phương), đồng thời

đầu tư hoàn chỉnh một số cơ sở mũi nhọn theo hướng hiện đại, chuyên môn hóa theo gam tàu để giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

e). Trong lĩnh vực đầu tư vừa phải đảm bảo tính chuyên môn hóa cao, vừa phải chú trọng tính linh hoạt và yêu cầu phối hợp hoạt động giữa các nhà máy để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống CNTT Việt Nam. Từng bước xây dựng ngành CNTT

đồng bộ, ổn định, bền vững với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Quá trình phát triển ngành phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch phát triển các ngành và các địa phương liên quan; đồng thời phải gắn với nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường đóng, sửa chữa tàu khu vực.

f). Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển CNTT với quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể :

Hệ thống nhà máy CNTT được quy hoạch xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước, củng cố an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hệ thống các Nhà máy được phân bố một cách hợp lý, tập trung tại các vùng có lợi thế về

vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thị trường, thương mại và khu vực hàng hải truyền thống. Gắn kết chặt chẽ việc phát triển ngành CNTT với các ngành công nghiệp hỗ trợ, với phát triển KTXH của đất nước và địa phương, với phát triển công nghiệp quốc phòng, trong

đó:

− Về đóng tàu: Đồng bộ hoá và phát huy công suất các cơ sở đóng mới tàu thuỷ; hình thành một số trung tâm đóng tàu vận tải, trung tâm đóng tàu chuyên dụng tại các khu vực có điều kiện thuận lợi (lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thị trường, thương mại, công nghiệp hỗ trợ và quỹ đất) đóng được các gam tàu có yêu cầu kỹ

thuật và hiệu quả kinh tế cao (tàu container, tàu chở ô tô, tàu dầu, tàu khách, tàu TKCN, tàu nghiên cứu biển, tàu tuần tra cao tốc, tàu công trình...) đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, tiến độ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các gam tàu vận tải khác có yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế thấp hơn (tàu hàng rời, tàu tổng hợp) do các cơ sở vệ tinh khác đảm nhận và vẫn có thể tiếp tục mua một số

loại tàu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh. Phấn đấu tổng sản lượng đóng mới toàn ngành đạt 2,5 – 3,5 triệu DWT/năm, trong đó xuất khẩu đạt 1,7 - 2,7 triệu DWT/năm.

− Về sửa chữa tàu: hình thành các trung tâm sửa chữa tàu quốc gia và quốc tế gắn liền với hệ thống cảng biển và các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, với công nghệ sửa

chữa tàu tiên tiến, thân thiện với môi trường; có tiến độ, chất lượng và giá thành sửa chữa cạnh tranh. Đến năm 2020 đảm nhận sửa chữa toàn bộ nhu cầu trong nước và tham gia vào thị trường sửa chữa đội tàu quốc tế hoạt động tại khu vực biển Đông. − Về công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành CNTT: gắn với quy hoạch phát triển ngành

công nghiệp hỗ trợ trên cả nước nằm trong chuỗi sản xuất hàng hóa toàn cầu, trong đó cần cổ phần hóa hoặc liên doanh, liên kết huy động các nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý, sản xuất, phân phối để xây dựng hoàn chỉnh các Nhà máy hiện có để đến năm 2020 nội địa hóa được phần thô (thép, trang thiết bị nội thất, van, ống, cáp điện, sơn...); Máy móc động cơ cần có lộ trình phù hợp, giai đoạn 2011 – 2015: thực hiện lắp ráp CKD, năm 2016 – 2020 thực hiện lắp ráp IKD đối với máy chính và chế tạo máy phụ, hệ trục.

− Về đào tạo nguồn nhân lực: xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng nghề và đại học phục vụ ngành CNTT, trong đó:

đối với đào tạo Đại học và sau đại học, ngoài các trường đại học hiện có, cần xây dựng trường đại học chuyên ngành CNTT chuyên đào tạo cán bộ Đại học và sau đại học cho ngành (bao gồm cả cán bộ maketing, thiết kế, đăng kiểm). Đối với đào tạo nghề cần liên kết với nước ngoài để đào tạo lao động có chứng chỉ quốc tế.

Từng bước nâng cao năng lực, chất lượng, uy tín của đăng kiểm Việt Nam để tham gia vào thị trường đăng kiểm quốc tế, trước mắt cần có cơ chế phù hợp để đăng kiểm Việt Nam có thể tham gia đăng kiểm các tàu xuất khẩu. Xây dựng trung tâm thí nghiệm, bể thử mô hình tàu thủy; phấn đấu đến năm 2020, ngành CNTT Việt Nam làm chủ được về mặt kĩ thuật từ khâu thiết kế, đăng kiểm đến đóng mới các tàu vận tải thông dụng.

− Từng bước nâng cao năng lực, chất lượng, uy tín của đăng kiểm Việt Nam để tham gia vào thị trường đăng kiểm quốc tế, trước mắt cần có cơ chế phù hợp để đăng kiểm Việt Nam có thể tham gia đăng kiểm các tàu xuất khẩu. Xây dựng trung tâm thí nghiệm, bể

thử mô hình tàu thủy để đến năm 2020, ngành CNTT Việt Nam làm chủđược về mặt kỹ thuật từ khâu thiết kế, đăng kiểm đến đóng mới các tàu vận tải thông dụng.

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)