Kinh nghiệm của Nhật bản

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 52 - 53)

II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG ĐÓNG TÀU XUẤT KHẨU

2. Phân tích yếu tố môi truờng cạnh tranh sản phẩm đóng mới, sửa chữa tàu

2.3. Kinh nghiệm của Nhật bản

Năm 2006 cũng là một năm kỷ lục mới đối với Nhật Bản vốn đã được thừa nhận vị

trí thứ 2 trên thế giới trong lĩnh vực đóng tàu. Nhật Bản đã đạt mức tăng trưởng ngoạn mục khi đạt sản lượng đóng mới tới 62,7 triệu tấn vào cuối năm 2006 so với mức 54,4 triệu tấn vào cuối năm 2005. Thị phần của các nhà máy đóng tàu Nhật Bản đã tăng vọt từ

25,5% vào năm 2000 tới 34,2% vào năm 2003, tuy nhiên cũng giống như đối thủ Hàn Quốc lại giảm nhẹ xuống còn 26,2% vào cuối năm 2006.

Các nhà máy đóng tàu Nhật Bản đã thu hút các đơn hàng bằng cách mở rộng thời gian giao tàu, trong một số trường hợp thời gian bàn giao được chào trong phạm vi tới 5 năm. Nhật Bản cũng đã tăng cường sản xuất thông qua cải tiến và nâng cao hiệu suất. Cũng giống như Hàn Quốc, Nhật Bản đang tích cực xây dựng các nhà máy vệ tinh với

đầy đủ trang thiết bị để có thể hỗ trợ tốt nhất cho quá trình sản xuất. MHI và KHI đã áp dụng thành công các biện pháp nâng cao hiệu suất nâng hạ. Họ cũng chuẩn hóa thiết kế

và từ chối yêu cầu sửa đổi từ phía khách hàng.

Không giống như các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc đã triển khai chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc, các nhà máy đóng tàu Nhật Bản rất hạn chếđầu tư mở rộng tại nước ngoài ngoại trừ KHI, THI và Imabari. KHI và Cosco bước đầu tiến vào thị

trường Trung Quốc dưới hình thức liên doanh với Nacks nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn họđã có triền đà đóng mới dòng tàu VLCC cho riêng mình. Cách đây vài năm THI cũng đã xây dựng cơ sở tại Philippin và gần đây nhất cũng gây dựng nhà máy mới tại

Shoushan, Trung Quốc. Họ tiến hành chế tạo các tổng đoạn tại đây, sau đó lắp ráp tại Nhật Bản. Imabari cũng có nhà máy chế tạo tổng đoạn tại miền bắc Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 2009, KHI sẽ đầu tư và tái sử dụng một trong số các ụ đã ngừng hoạt động từ

những năm 80. Nhật Bản cũng sẽ dần khôi phục một số ụ dường như đã bị đóng băng. Việc tái đầu tư và tái sử dụng các triền, các ụ như vậy có thểđược xem nhưđộng thái tích cực khi thị trường đang ngày càng phình rộng như hiện nay. Trong bối cảnh như vậy cộng thêm tình trạng cạnh tranh với các ngành công nghiệp khác trong việc tìm kiếm và thu hút lực lượng lao động lành nghề, các nhà máy đóng tàu sẵn sàng tuyển dụng nhân công với mức lương cao.

Giờđây, các nhà máy đóng tàu Nhật Bản dành sựưu ái hơn bao giờ hết đối với các chủ tàu trong nước. Vì vậy không có nhiều cơ hội dành cho các chủ tàu nước ngoài khi họ muốn đóng mới tàu tại Nhật Bản và đôi khi các chủ tàu sẽ có cảm giác như họ đang phải đối mặt với chủ nghĩa biệt lập của Nhật Bản trong cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)