Các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 27 - 29)

Mạng công nghiệp vệ tinh đóng và sửa chữa tàu còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu

đóng tàu trong nước :

1. Năng lực các doanh nghiệp ngoài ngành CNTT

− Theo quyết định số 2840/QĐ-BCT ngày 28/5/2010 của Bộ Công Thương ban hành danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, trong

đó có một số thiết bị sử dụng cho ngành CNTT gồm: nồi hơi công suất đến 25kg/h;

động cơ diesel đến 50HP (sử dụng cho các xuồng cơ nhỏ) một số máy gia công như: máy tiện, máy khoan, máy mài, máy bào, máy nén khí; lắp đặt được một số loại cần trục tàu, chế tạo được máy bơm, van

− Công nghiệp luyên cán thép: Tổng Công ty thép Việt Nam hiện có 10 công ty con, 24 công ty liên kết với tổng năng lực sản xuất được 1,5 triệu tấn phôi/năm và 2,5 triệu

tấn thép cán/năm song toàn bộ sản phẩm của Tổng công ty chủ yếu phục vụ cho xây dựng và chưa có sản phẩm thép tấm phục vụđóng tàu.

− Tổng Công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp - Bộ Công nghiệp có 15 đơn vị

thành viên, sản xuất được một số loại xich neo, vòng bi, máy phát điện.

− Khu vực Hải Phòng, Hà Nội, tp.HCM … đã có một số cơ sở 100% vốn nước ngoài sản xuất nồi hơi, chân vịt, trang thiết bị điện; một số cơ sở tư nhân, cổ phần sản xuất máy neo, neo, xích neo, chân vịt, thiết bị trên boong. Vật liệu hàn, hệ trục…

2. Năng lực các doanh nghiệp trong ngành CNTT

Trong thời gian qua ngành CNTT đã chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm nâng tỉ lệ nội địa hóa, song kết quả còn hết sức hạn chế do năng lực các ngành cơ khí chế tạo, cơ khí luyện kim còn yếu. Các nhà máy công nghệp phụ trợ hiên có:

− Nhà máy thép Cái Lân: diện tích 15ha, sản xuất các tấm thép có độ dày từ 5-50mm, rộng từ 1,6-3m, dài từ 6-18m; công suất 500.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm đầu tiên ngày 2/6/2010, song đến nay (9/2010) sản phẩm vẫn chưa được cơ quan đăng kiểm xác nhận đủ tiêu chuẩn cho đóng tàu.

− Nhà máy chế tạo và lắp ráp động cơ diesel Vinashin - Mitsubishi (Bạch Đằng - Hải Phòng): sản xuất và lắp ráp các động cơ thấp có công suất từ 2.600 kW - 23. 500 kW với sản lượng 22 động cơ/năm đã lắp ráp và chạy thử thành công động cơ Mitshbishi 7UEC45LA - 6230 KW được dùng lắp cho máy chính tàu hàng 22.500 T.

− Sản xuất được các loại vật liệu hàn; một số thiết bị nội thất tàu thủy.

− Các thiết bị trên boong (nắp hầm hàng, cẩu tàu, xuồng cứu sinh…) đã được lắp ráp tại nhiều nhà máy trong nước: Falcon, Nam Triệu, cơ khí Quang Trung.

− Một số nhà máy đóng tàu quân đội đã và đang được đầu tư các dây chuyền sửa chữa

động cơ diesel cao tốc và động cơ tuabin khí lắp trên các tàu chuyên dụng.

So với quy hoạch được duyệt, việc xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ CNTT còn chậm. Công suất NM thép tấm đóng tàu là 500.000T/năm (quy hoạch 250.000 T/năm), lắp ráp động cơ… nhưng hiện tại mới đang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm chưa ổn

định; toàn bộ thép tấm, máy tàu vẫn phải nhập khẩu. chưa sản xuất được thép cường độ

cao, đúc gang cầu; tiến trình đầu tư các Nhà máy trong khu công nghiệp An Hồng còn chậm nên chưa có các sản phẩm điện tử, tựđộng, nghi khí hàng hải, cần cẩu, hệ thống lái,

trục, nồi hơi… cung cấp cho tàu và chưa đạt được tỉ lệ nội địa hóa 60% như mục tiêu quy hoạch, trong khi đầu tư dàn trải nhiều khu công nghiệp phụ trợ ngoài quy hoạch như

Shinec (Hải Phòng); Soài Rạp, Hải Dương, Hậu Giang….

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)