triển của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nga. Với sốlượng tài sản của chính phủ
thời hậu Xô Viết, thị trường mua sắm của nhà nước là khá ấn tượng về mặt giá trị. Thuật ngữ "Mua sắm của chính phủ" bao gồm tất cảcác cơ quan nhà nước, các bộ, các quỹ ngoài ngân sách của nhà nước, nhà máy và xí nghiệp quốc doanh, các trường trung
học, các bệnh viện, các công ty điều hành các cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng như
Mosvodokanal – là công ty vận hành hệ thống cấp và thoát nước của Moscow hoặc GorMost Công ty quản lý tất cả các cầu, công viên và bãi cỏ ở Moscow.
Những đơn vị này mua rất nhiều loại sản phẩm từ văn phòng phẩm đến thiết bị xây dựng đường xá phức tạp, và từ thực phẩm đến thuốc men và trang thiết bị y tế.
Bộ Phát triển Kinh tế (MED) và Kho bạc có trách nhiệm triển khai chính sách mua sắm của Nga. Tất cả các sáng kiến pháp lý được phát triển bởi Bộ này và đôi khi phối hợp với Bộ Công nghiệp và Thương mại, tuy nhiên, MED luôn luôn chủ trì trong bất kỳ dự
án phối hợp chung nào.
Mặt khác, đây luôn là một vấn đề đầy thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi
tham gia cung cấp cho các cơ quan chính phủ hoặc các cấu trúc trực thuộc. Cho đến
năm 2005, không hề có bất kỳ luật phù hợp nào điều chỉnh các hoạt động mua sắm, dẫn đến một sốhành vi tham nhũng. Công ty gần gũi với ban quản lý các tổ chức công cộng nhà nước thường đàm phán trước kết quả của đấu thầu, nên không hề có sự cạnh tranh thị trường công bằng.
Nhiều công ty đã gặp phải vấn đề đó, mặc dù là một nhà sản xuất lớn về loại hàng hóa này và chào giá tốt nhất, họ vẫn không thể thắng thầu. Có khả năng là hội đồng đấu thầu sẽ tìm thấy một lỗi nhỏ trong đơn xin tham gia đấu thầu hoặc các chi tiết kỹ thuật
để từ chối giá thầu và ưu tiên cho nhà thầu khác.
Luật Liên bang Nga N94-ФЗ ngày 21 tháng Bảy năm 2005 yêu cầu tất cả các khách
hàng thuộc chính phủ liên bang, khu vực và thành phố phải phát hành tất cả các thông tin về các cuộc đấu thầu, đấu giá và các thủ tục mua sắm khác của chính phủ lên Internet. Các luật khác điều chỉnh việc mua sắm của chính phủ ở Nga là: Luật Liên
bang 218-ФЗ, 53-ФЗ, 142-ФЗ, 207-ФЗ, 229-Р (về sàn thương mại điện tử
www.zakuki.gov.ru), và 94-ФЗ (chống tham nhũng trong mua sắm của chính phủ). Cộng đồng doanh nghiệp cũng như nhiều tổ chức công cộng thừa nhận rằng pháp luật
dưới hình thức hiện tại cho phép tham nhũng nhiều.
Vì vậy, Tổng thống Medvedev đã ra lệnh cho MED sửa đổi luật và áp dụng các sửa đổi về chống tham nhũng. Ngày 11 tháng 11 năm 2010, cách diễn đạt mới về bộ luật này
đã được Duma Quốc gia (Quốc hội Nga) phê chuẩn. Các luật này quy định các chính sách mua sắm mới của chính phủ và hướng vào các thực hành kinh doanh minh bạch
với các quy tắc và cơ hội bình đẳng cho tất cả những người tham gia. Trong năm 2011,
luật này đã được sửa đổi một lần nữa, và cập nhật để phù hợp với các dự án quy mô lớn của chính phủ như các hoạt động chuẩn bị cho Diễn đàn APEC 2012 do Nga tổ
chức vào tháng Chín năm 2012. Bản mới nhất của bộ luật này ghi ngày 21/11/2011. Nếu một công ty nước ngoài đang muốn tham gia thị trường Nga và trở thành nhà cung cấp cho chính phủ phải xem xét liệu thiết bị hoặc các sản phẩm của mình có cạnh tranh với bất kỳhàng hoá tương tự sản xuất tại Nga hay không.
nói rằng trong các trường hợp hàng hoá nước ngoài có giá thầu cao hơn hàng trong
nước vì lý do nào đó, người bán sẽ chịu một khoản chiết khấu từ 10-15%.
Triển vọng thành công của các nhà sản xuất nước ngoài trong việc bán hàng cho chính phủ thường phụ thuộc vào việc xác định đối tác thích hợp trong thị trường này. Mô hình bán hàng trực tiếp (B2G) không phù hợp với thị trường Nga trước tiên là bởi vì chính phủ yêu cầu hàng hoá được đấu thầu phải có sẵn để thỏa thuận tại chỗ và điều này chỉ có thể thực hiện được khi công ty điều hành hoạt động riêng của mình hoặc có một đối tác, và thứ hai là bởi vì nhà thầu phải là một pháp nhân đặt cơ sở ở Nga. Điểm mấu chốt thứ hai để thành công là phát hiện ra các cơ hội đặc biệt mà các công ty của Nga không có lợi thế cạnh tranh hoặc đưa ra được các giải pháp có giá tốt hơn các nhà
cung cấp địa phương, bằng cách sử dụng lợi thế về mặt hậu cần hoặc tài chính.
Nghị định của Chính phủ ngày 05/12/2008 (№ 427) qui định rằng hàng chế tạo ở Nga sẽđược hưởng ưu đãi 15% nếu có hàng sản xuất ởnước ngoài tham gia dự thầu và nếu một công ty cung cấp hàng hóa nước ngoài thắng thầu, hợp đồng sẽ được ký kết với giá giảm 15%.
Nghị định này sẽ không hiệu lực nếu các sản phẩm hoặc dịch vụđược tìm kiếm không có loại tương tự cạnh tranh ở Nga. Vì những lý do này, nên tham gia thị trường mua sắm chính phủ Nga bằng một danh mục sản phẩm độc đáo hoặc nên bắt đầu các hoạt
động sản xuất tại Nga.
Luật Liên bang 94-ФЗ về mua sắm của chính phủ không có hiệu lực đối với những đơn
vị độc quyền tự nhiên như Gazprom hoặc Đường sắt Nga hoặc Rosneft. Tuy nhiên,
tình hình chính sách mua sắm hiện hành tại các công ty quốc doanh này đang được
xem xét lại và làm cho các chính sách này chịu phụ thuộc vào luật liên bang để tăng cường cơ cấu chi tiêu và cắt giảm chi phí quá mức. Sự thay đổi như thế trong chính sách mua sắm tại các tập đoàn nhà nước sẽ là một bước tiến tới việc loại bỏ tham
nhũng tại các công ty này. Các cơ quan quản lý chính xem xét các khiếu nại về các
công ty và các cơ quan vi phạm pháp luật về mua sắm là Cơ quan chống độc quyền Liên bang, MED, và Bộ Nội vụ (khi có án hình sự).
Để xem danh sách các cuộc đấu thầu, có thể đến trang web chính phủ:
www.zakupki.gov.ru hiện chỉ có tiếng Nga.
Các công ty nhà nước như Đường sắt Nga hoặc Gazprom có trang web phiên bản tiếng
Anh cung cấp thông tin về các cuộc đấu thầu của họ.
Các kênh phân phối và bán hàng