ít nhất 25% cổ phần. Các doanh nghiệp nhà nước có thể được chia thành 04 loại chính: doanh nghiệp thống nhất (liên bang hoặc đô thị, thuộc sở hữu hoàn toàn của chính phủ), trong đó có 3.719 doanh nghiệp; các doanh nghiệp nhà nước khác mà chính phủ
nắm giữ đa số cổ phần như Sberbank, ngân hàng bán lẻ lớn nhất của Nga (trên 50% thuộc sở hữu của chính phủ); độc quyền tự nhiên, chẳng hạn như Đường sắt Nga; và
các tập đoàn nhà nước (thường là tập đoàn khổng lồ của các công ty) như Rostec và
Vnesheconombank (VEB). Hiện nay có 8 Tổng công ty nhà nước.
Tháng 10 năm 2016 FAS đã công bố rằng chính phủ Nga và các doanh nghiệp nhà
nước (SOEs) chiếm 70% nền kinh tế của Nga. Số lượng các "doanh nghiệp đơn lẻ" do
nhà nước sở hữu đã tăng gấp 03 lần trong 03 năm qua. Tổng số SOEs vượt quá 24.000
vào năm 2016.
Các quy tắc mua sắm của SOEs không minh bạch và sử dụng áp lực không chính thức của các quan chức chính phủ để phân biệt đối xử với hàng hoá và dịch vụ nước ngoài. Chính sách hiện tại của Chính phủ Nga về một số quy định đối với các giấy ủy nhiệm thay thế nhập khẩu đối với nội địa hóa sản xuất một số loại máy móc, thiết bị và hàng hoá nhất định.
Chương trình Tư nhân hóa
Chính phủ Nga và các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Do các
ràng buộc ngân sách liên bang vào năm 2016, kế hoạch tư nhân đã trở thành ưu tiên
cao hơn. Năm 2016, chính phủ Nga đã bán 10,9% cổ phần trong công ty kim cương
Alrosa trong tháng 7, 50,08% của Bashneft vào tháng 10 và 19,5% của Rosneft trong
tháng 12. Chính phủ đã thông qua kế hoạch 2017-19 vào đầu năm 2017 về việc xác
định tài sản do Nhà nước kiểm soát ở Sovcomflot, Alrosa, Novorossiysk Seaport và
United Grain Company để tư hữu hoá. Kế hoạch cũng sẽ giảm cổ phần của nhà nước tại VTB, một trong những ngân hàng lớn nhất của Nga, từ mức trên 60% xuống còn
25% cộng thêm 01 cổ phần trong vòng 03 năm.
Trong suốt thập kỷ vừa qua, toàn cầu hóa và việc mở rộng nhanh chóng của các công ty lớn của Nga tại các thị trường quốc tế đã dẫn tới một cách tiếp cận mới với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).
Dù vẫn còn có ít áp lực từ người tiêu dùng Nga và các cổ đông để các doanh nghiệp
phải thay đổi phương cách hoạt động, việc tiếp xúc với các đồng nghiệp, nhà đầu tư, và
khách hàng nước ngoài đã buộc các công ty này tập trung hơn vào uy tín và các thương
hiệu của mình.
Khi tìm cách mua lại các công ty ở các nước phương Tây hoặc huy động vốn trên thị
trường tài chính quốc tế, các công ty của Nga phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế và sự
giám sát chuyên sâu, kể cả các tiêu chuẩn CSR.
Do đó, hầu hết các công ty lớn của Nga hiện đã có sẵn chính sách CSR hoặc đang triển
khai. Các chính sách CSR của các doanh nghiệp Nga thường được xuất bản trên các
trang web của công ty và ghi chi tiết trong báo cáo hàng năm. Tuy nhiên, những chính
sách và chiến lược CSR này vẫn còn trong giai đoạn khởi đầu so với các đối tác
phương Tây.
Các hiệp hội doanh nghiệp quốc tế và Nga đều nhấn mạnh đến CSR và quảng bá các
sáng kiến và tiêu chuẩn CSR cho các thành viên của mình và cho tất cả các doanh
nghiệp ở Nga. Ví dụ, trong năm 2004, Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân
Nga đã triển khai Hiến chương xã hội cho Doanh nghiệp Nga. Hiện nay, hơn 200 công
ty và các tổ chức Nga đã tham gia vào Hiến chương này.
Tham nhũng