(164,7 tỉ USD) tính đến ngày 01/11/2011. Mặc dù Nga có khoảng 1.000 ngân hàng,
nhưng khu vực này bị các ngân hàng nhà nước chi phối, đặc biệt là Sberbank và VTB.
Sáu ngân hàng lớn nhất ở Nga thuộc quản lý của nhà nước và 5 ngân hàng hàng đầu
nắm giữ 49,1% tổng tài sản ngân hàng ởNga tính đến 01/11/2011.
Việc thực hiện thành công Hệ thống Bảo hiểm Tiền gửi trong năm 2004 đã đem lại lợi ích quan trọng về tâm lý cho ngành ngân hàng, bằng chứng là sự tăng trưởng về tổng
lượng tiền gửi. Mặc dù có tiến bộ, hệ thống ngân hàng Nga vẫn chưa thực hiện hiệu quảvai trò cơ bản của mình là làm trung gian tài chính (ví dụ, nhận tiền gửi và cho các doanh nghiệp và cá nhân vay lại). Đầu năm 2011, tổng tài sản của ngành ngân hàng đã
lên tới 75% GDP và tổng vốn chỉ khoảng 10% GDP.
Lĩnh vực ngân hàng của Nga đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế, với mức
tăng trưởng vốn vay đạt 15% trong năm 2010 và tăng tốc đến 20% trong 12 tháng tính
đến ngày 01/11/2011. Tỉ trọng các khoản cho vay kém hiệu quả trong lĩnh vực ngân
hàng của Nga, vốn tăng lên đáng kể trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009,
đã ổn định trong năm 2010 ở mức khoảng 20% và bắt đầu giảm dần trong 6 tháng cuối
năm 2011.
Hai sàn giao dịch chứng khoán chính của Nga - Hệ thống Giao dịch Nga (RTS) và Sở
Giao dịch tiền tệ liên ngân hàng Moscow (MICEX) – đã sáp nhập vào ngày 19 tháng
12 năm 2011. Chính quyền Nga và các cổ đông của MICEX và RTS tin rằng tổ chức vừa được hợp nhất này, MICEX-RTS, sẽ tham gia vào sân chơi toàn cầu. Tuy nhiên, hầu hết các công ty lớn của Nga lại chọn việc niêm yết cổ phiếu của họ ở London và
các nơi khác ở nước ngoài đểđược định giá cao hơn.
Các nhà chức trách tài chính Nga đang cố gắng tăng cường thị trường nợ trong nước
tính bằng đồng rúp để thị trường nợ này hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Trong tháng 12, Ngân hàng Trung ương đã ban hành một nghị quyết, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2012, cho phép trái phiếu chính phủ(aka OFZs) được giao dịch bên
ngoài các sở giao dịch Nga (OTC). Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài muốn giao
dịch trái phiếu trong nước phải thiết lập các tài khoản môi giới và lưu ký, một tiến
trình kéo dài làm nản lòng nhiều nhà đầu tư muốn mua OFZs.
Các vụ tiếp quản có tính thù địch khá phổ biến ở Nga, giữa các doanh nghiệp trong lẫn
ngoài nước.
Thị trường tài chính Nga đang thiếu các nhà đầu tư thuộc định chếtư nhân trong nước. Ví dụ, thị trường bảo hiểm nhân thọ rất nhỏ, bao gồm chỉ 3% các khoản thanh toán phí bảo hiểm. Quỹ hưu trí tư nhân, bị kìm hãm do công chúng mất niềm tin đối với công cụ tài chính và thiếu các ưu đãi về thuế, chỉ chiếm 2% tài sản tài chính ở Nga, bằng 2% GDP.
Cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhà nước