Liên bang Nga Quan hệ ngoại giao

Một phần của tài liệu Thị trường Nga 2017 (Trang 60 - 69)

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam: 30/1/1950.

Từ năm 1997, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao, thể hiện rõ mối quan hệ

truyền thống và hợp tác nhiều mặt vốn có.

Các chuyến thăm cao cấp gần đây

Phía Nga sang thăm ta: Chủ tịch Đu-ma Quốc gia Xe-le-dơ-nhốp và Chủ tịch Chính phủ

Liên bang Nga Chéc-nô-mư-rơ-đin (năm 1997); Tổng thống Nga Pu-tin (28/02-

02/03/2001); Tổng thống Nga V. Putin sang thăm Việt Nam nhân kỳ họp APEC 2006 tại Hà Nội; Tổng thống Nga V. Medvedev năm 2010 nhân kỳ họp thượng đỉnh Asean tại Hà Nội,

Thủtướng Nga D. Medvedev (tháng 11/2012)

Phía ta sang thăm LB Nga: Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tháng 6/1994); Chủ tịch nước Trần

Đức Lương (tháng 8/1998);Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 9/2000); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (tháng 10/2002); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (từ ngày 14-18/1/2003); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (từ ngày 17-19/5/2004). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

(Tháng 9/2007), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (tháng 10/2008), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (22-26/4/2009), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2010), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2010), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (11-08-2011); Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (7-2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7/2012)

Cơ sởđiều ước pháp lý mới cho quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng khá đầy đủ. Từnăm 1991 đến 2007 đã có khoảng 50 văn kiện song phương được ký kết. Đặc biệt, hai

nước đã thúc đẩy giải quyết dứt điểm thỏa đáng một số vấn đề tồn đọng trong quan hệ từ

thời Liên Xô để lại như xử lý nợ của Việt Nam, vấn đề Nga chấm dứt trước thời hạn việc sử

dụng quân cảng Cam Ranh. Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy, xuất phát từ quan điểm gần gũi trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, Việt Nam và Liên bang Nga đã và đang phối hợp chặt chẽ tại Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương khác.

Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga:

Do yếu tố lịch sửvà trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước, cộng đồng người Việt Nam (khoảng 60 - 80 nghìn người) đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga gần hai thập kỷ. Tuy có vấn đềđịa vị pháp lý còn chưa rõ ràng ổn định, nhưng nhìn chung, người Việt không bị kỳ

thị và phân biệt đối xử. Năm 2004, Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga được thành lập với mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động làm ăn, sinh sống ởnước sở tại; đẩy mạnh hoạt động nhằm góp phần củng cố, phát triển tình hữu nghị tốt

hướng vềquê hương, đất nước.

Cho đến nay, Hội đã có 3 tiểu ban hoạt động là Tiểu ban Đối ngoại - Văn hóa - Xã hội, Tiểu ban Pháp luật - An ninh, Tiểu ban Kinh tế - Tài chính và 20 chi hội cơ sở trên khắp các vùng miền của nước Nga. Hai nước Nga – Việt đã ký và hoàn tất việc phê chuẩn 03 Hiệp định

liên quan đến bảo hộ công dân: Hiệp định vềlao động có thời hạn, Hiệp định hợp tác đấu tranh chống di cư bất hợp pháp và tạo thuận lợi cho di cư hợp pháp và Hiệp định nhận trở lại công dân tạo cơ sở pháp lý cho cộng đồng ta cư trú hợp pháp ở Nga và mở ra triển vọng hợp

tác trong lĩnh vực sử dụng lao động.

Cộng đồng người VN tại Nga là một cộng đồng trẻ, trong đó có hơn 5.000 học sinh, sinh viên, các nhà khoa học đang học tập và công tác tại các trường đại học lớn và các viện nghiên cứu của Nga; có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại,

đầu tư, sản xuất, tư vấn pháp luật… Cộng đồng Việt Nam tại Nga là một cộng đồng đoàn

kết, gắn bó, có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. luôn nỗ lực vượt lên khó khăn. Phần lớn người Việt Nam làm ăn ở Nga đã chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp những quy định mới, tiếp tục ở lại kinh doanh tại Nga, chỉ khoảng 15% sốngười Việt phải vềnước do không

có điều kiện chuyển đổi.

Cộng đồng tại Nga cũng là “cầu nối” để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thịtrường Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Nga là những người quảng bá tích cực nhất cho các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam. Thông qua hệ thống cửa hàng của

người Việt Nam, những sản phẩm công nghiệp nhẹ, nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã

từng bước chiếm lĩnh một phần thịtrường tiêu dùng Nga.

Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại

Cán cân thương mại Việt Nam – LB Nga năm 2012 - 2016 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: Nghìn USD 2012 2013 2014 2015 2016 VN xuất khẩu sang Nga 1.617.853 1.921.169 1.724.922 1.438.337 2.465.261 VN nhập khẩu từ Nga 829.370 855.126 826.706 741.783 1.373.024 Cán cân thương mại 788.483 1.066.043 898.205 696.554 1.092.237

(Nguồn: Trade Map – ITC)

Theo số liệu thống kê được Tổng cục Hải quan công bố chiều 28/3, Liên bang Nga đang

Nga là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 22 của các doanh nghiệp Việt Nam.

Công bố của Tổng cục Hải quan còn cho thấy, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với

Nga chưa tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ hợp tác thân thiết giữa 2 quốc gia. Tính tổng thểtrong năm 2015, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 22 trong tổng số khoảng

200 đối tác thương mại của Việt Nam và chiếm 0,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam với thế giới.

Tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Nga trong giai đoạn 2010-2015 đạt bình quân

2,29 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,6%/năm, con số này chưa xứng tầm

với tiềm năng của cả hai bên.

Cụ thể, năm 2010, kim ngạch buôn bán hàng hóa hai chiều Việt Nam – Nga đạt 1,83 tỷ

USD và năm 2011 đạt 1,98 tỷUSD, tăng 8,3% so với năm trước.

Bước sang năm 2012, giao thương hàng hóa giữa hai nước đạt được sựtăng trưởng cao nhất trong cảgiai đoạn, với tổng kim ngạch XNK đạt 2,45 tỷUSD, tăng 23% so với năm

2011.

Năm 2013, thương mại hàng hóa giữa hai nước vẫn đạt được sự tăng trưởng dương nhưng tốc độtăng trưởng thấp hơn năm 2012, chỉtăng 12,6%, với kim ngạch đạt 2,76 tỷ

USD.

Năm 2014 và năm 2015 là hai năm gặp khó khăn của nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ lực nên kim ngạch XNK giữa Việt Nam – Nga bị suy giảm, không đạt được tốc

độtăng trưởng dương.

Về xuất khẩu, khó khăn ở các nhóm mặt hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; giày dép các loại. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu các

nhóm hàng xăng dầu các loại, sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụtùng đều bị suy giảm.

Như vậy, tính chung tổng kim ngạch XNK năm 2014 là 2,55 tỷ USD, giảm 7,6% so với một năm trước đó. Năm 2015, giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm mạnh làm cho kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa Việt Nam và Nga tiếp tục giảm sâu, giảm 14,2% so với

năm 2014 và chỉđạt 2,18 tỷ USD.

Về cán cân thương mại, kể từnăm 2010 trở về trước, Việt Nam luôn nhập siêu từ thị

trường Nga. Từ năm 2011 đến nay,cán cân thương mại giữa hai thị trường đã đổi chiều.

Việt Nam xuất siêu sang thị trường Nga, nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn và giảm thì giảm chậm hơn tốc độtăng nhập khẩu.

Tính chung từnăm 2011 đến năm 2015, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt

11,6%/năm, trong khi nhập khẩu giảm bình quân 5,7% /năm. Năm 2015, cán cân thương

mại Việt Nam với Nga thặng dự gần 700 triệu USD.

Quan hê ̣ hợp tác Nga – Viê ̣t Nam hiê ̣n là quan hê ̣đối tác chiến lược toàn diê ̣n, với giá tri ̣ thương ma ̣i song phương dự kiến sẽtăng lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷUSD năm

2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nga là thị trường mở, không khó tính, nhưng Việt Nam luôn phải cạnh tranh với những hàng hoá tương tự của các nền kinh tế khác đang có mặt tại thị trường này.

Hàng hóa của Việt Nam vào Nga đến nay hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định nào đáng kể.

Rất ít doanh nghiệp của nước ta có đại diện tại Nga. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chủ động hơn nữa trong việc phát triển kênh phân phối hàng hóa của mình, bằng việc mở các chi nhánh, văn phòng đại diện, showroom để giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình đến với khách hàng Nga.

Việc thực thi những cam kết của Nga khi gia nhập WTO sẽ tạo những thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam vào Nga hiện chiếm khoảng 50% cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta vào thị trường này. Những mặt hàng này được nằm trong nhóm được giảm thuế và không vấp phải nhiều các rào cản thương mại.

Hàng nhập khẩu từ Nga, như phân bón, sắt thép, thiết bị xăng dầu… chiếm tới 80% cơ cấu hàng Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này, sẽ được hưởng lợi vì nước ta áp thuế nhập khẩu thấp.

Nga còn là thành viên của Liên minh hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan được thiết lập vào ngày 1/1/2010. Tất cả các biên giới hải quan giữa ba nước đã được bãi bỏ từ

ngày 1/7/2011.

Nếu Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam vói 3 nước thuộc Liên minh hải

quan Nga -Belarus - Kazakhstan được ký kết, việc lưu chuyển hàng hoá giữa Việt Nam

với 3 nước nói trên càng có cơ hội rộng mở và lan toả sang các quốc gia khác thuộc Liên Xô cũ.

Nga không chỉ là một thị trường lớn mà còn là thị trường không khó tính như một số

thị trường Tây Âu, Nhật Bản hay Mỹ. Trong cơ cấu kinh tế của mình, nước Nga chú

trọng phát triển các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng như: dầu mỏ, năng lượng,

khai khoáng..., những mặt hàng tiêu dùng, hàng hóa đòi hỏi nhiều nhân công chủ yếu

nhập từ nước ngoài trong đó có nhiều mặt hàng là thế mạnh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Thương mại Việt – Nga hiện đang có những thuận lợi rất đáng kể sau khi Liên bang Nga chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong cam kết của Nga về lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng khi gia nhập WTO, có nhóm hàng nông sản, thủy sản, may mặc, giày da là những nhóm hàng thế mạnh trong

cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Nga. Theo đó, một số mặt hàng xuất khẩu của VN vào Liên bang Nga sẽ có mức thuế nhập khẩu thấp hơn từ 30% đến 50% so với mức hiện hành.

Nga trong những năm tới sẽ có những bước khởi sắc cả về thương mại, cũng như hợp

tác đầu tư.

Ngoài việc là thành viên của WTO, LB Nga còn là thành viên của Liên minh hải quan

Nga –Belarus – Kazakhstan. Hiện nay, Việt Nam và Liên minh hải quan Nga –Belarus

– Kazakhstan đang tiến hành đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA). Nếu

FTA được ký kết, hàng hóa Việt Nam sẽđược miễn thuế hoàn toàn hoặc hạ xuống mức

tối thiểu. Đây chính là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng về giá và

chất lượng, cũng như chiếm thị phần xứng đáng hơn trên thị trường Nga.

Nếu kết thúc được được Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên

minh Hải quan Nga-Belarus - Kazakhstan, Việt Nam sẽ khai thác thị trường Liên minh

Hải quan và trở thành nước đầu tiên ngoài SNG có FTA với khu vực này, có lợi thế

người đến đầu tiên. Ít nhất 80% hàng hóa vào Nga sẽ được miễn thuế. Hàng tiêu dùng sẽhưởng lợi lớn do Nga không tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp này.

Quy mô thị trường lớn, các mặt hàng truyền thống của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao ở thị trường Nga. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sức hút ở thị trường Nga là rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các nước có mặt hàng tương đương. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nga sẽ gặp một số trở ngại, thách thức do hiện tượng quan liêu, nhiễu sách trong một bộ phận công quyền đang là một thực tế mà chính quyền Nga hiện nay đang phải xử lý.

Thị trường Nga vốn dĩ không mấy xa lạ với nhiều doanh nhân Việt. Nhưng các doanh

nghiệp xuất khẩu Việt Nam hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung,

ổn định tại Nga nên còn bị hạn chế trong việc theo dõi, nắm bắt nhu cầu của người tiêu

dùng để kịp thời có điều chỉnh và chiến lược phù hợp.

Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tư thương người Việt ở Nga, nên hoạt động manh mún và thiếu bài bản. Cơ chế thanh toán bằng tín dụng thư ít phổ biến, tỷ lệ thanh toán qua L/C còn thấp.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Nga phải chịu sức ép cạnh tranh lớn. Nga là thị trường mở, không khó tính nên việc thâm nhập thị trường dễ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác có lợi thếtương tự về chủng loại hàng hóa.

Phương tiện vận tải chủ yếu là container và có chi phí khá cao. Tuyến đường vận

chuyển hàng hóa Việt Nam sang Nga hiện được vận chuyển qua các cảng châu Âu rồi

mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi xuyên Nga từ Đông sang Tây, nên

chi phí vận chuyên bị đội lên rất cao, khó lòng cạnh tranh với hàng hóa được xuất khẩu từ Trung Quốc, ThổNhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ.

Mới đây, xuất khẩu thủy sản sang Nga được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm nhờ việc dỡ bỏ lệnh tạm cấm nhập khẩu của 7 công ty thủy sản Việt Nam và

trong vòng 1 năm từ ngày 7/8/2014 vì các vấn đề chính trị liên quan đến Ukraine. Tuy

nhiên, nó cũng phản ánh một thách thức/rủi ro khó lường đối với việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để điều tiết xuất nhập khấu còn khá phổ biến và khó dựbáo trước ở Nga.

Cho đến nay, một số mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như hàng nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ... đang được xuất chủ yếu sang thị trường truyền thống khác như Nhật Bản, EU, Mỹ... Tuy mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể nhưng

nhiều mặt hàng trong số đó chỉ là gia công, còn phụ thuộc quá lớn vào hệ thống phân phối của nước ngoài nên lợi nhuận thu về thấp. Trong khi đó, thị trường Nga rộng lớn, giàu tiềm năng, có thểđem lại lợi nhuận cao thì chưa được khai thác hết.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do các doanh nghiệp Việt

Nam và LB Nga đều chưa nắm rõ được thông tin về luật pháp, chính sách đầu tư nói

chung của nước sở tại. Bên cạnh đó, thủ tục hải quan, vấn đề thanh toán, tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, xây dựng và mở rộng hệ thống phân phối là những trở ngại không nhỏđối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nga.

Thị trường Nga tuy tiềm năng nhưng hiện cũng tồn tại không ít khó khăn. Trong đó,

những khó khăn lớn nhất là thủ tục thanh toán không thuận lợi, thiếu hụt thông tin nghiên cứu sâu về thị trường, không có văn phòng đại diện, hệ thống phân phối chưa

phù hợp, thiếu một địa điểm kinh doanh ổn định, tập trung và uy tín v.v ...

Thi ̣trường Nga là mô ̣t thị trường rộng lớn, thời gian vừa qua, hầu hết hàng hóa xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thị trường Nga 2017 (Trang 60 - 69)