còn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế Nga. (Lưu ý: các tổng công ty nhà nước thuộc sở
hữu 100% của chính phủ Nga và hoạt động theo luật đặc biệt. Nền kinh tếNga cũng có
hàng ngàn công ty khác thuộc sở hữu một phần hoặc toàn bộ của chính phủ Nga hoạt
động theo các dàn xếp pháp lý khác nhau, chẳng hạn như các xí nghiệp trung ương
quản lý và các công ty cổ phần). Dù cho các doanh nghiệp tư nhân về mặt kỹ thuật
được phép cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước trên cùng một điều kiện, nhưng
trong thực tế, sân chơi vẫn nghiêng về phía các doanh nghiệp nhà nước.
Cấu trúc nắm giữ phần vốn và cách thức quản lý doanh nghiệp nhà nước (ví dụnhư các đại diện nhà nước làm thành viên hội đồng quản trị) gây khó khăn cho doanh nghiệp tư
nhân trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa, các cấu trúc xây dựng
pháp luật cụ thể có thể dẫn đến đối xử ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ,
các tổng công ty nhà nước không có khuôn khổ pháp lý thống nhất, nhưng được thành
lập theo luật lệ khác nhau; phương thức tiếp cận theo từng trường hợp này mở rộng chỗ cho việc tự do làm theo ý mình và việc vận động hành lang của các đối tượng trong nội bộ công ty.
Việc quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước mang đặc trưng của mô
hình "quản lý kép". Cơ quan Liên bang Quản lý tài sản Nhà nước (Rosimushchestvo)
được chính phủ Nga ủy quyền thực hiện các quyền cổđông đối với phần vốn thuộc sở
hữu của liên bang trong các công ty và chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị và đề cử các
ứng cử viên tại các cuộc họp cổđông hàng năm.
Theo quy luật chung, Rosimushchestvo đề cử các đại diện của các cơ quan chính phủ
có liên quan nhất vào ban giám đốc của công ty, dựa trên các các đặc điểm ngành của
doanh nghiệp. Như vậy, cơ quan quản lý ngành nhà nước tham gia quản lý công ty
thông qua các đại diện của mình.
Trong các công ty quan trọng nằm giữa những ưu tiên ngành của chính phủ và lợi ích chính trị của mình, các quan chức hàng đầu của chính phủ thường được đề cử vào ban
giám đốc. Tuy nhiên, một nghị định của Tổng thống vào tháng Tư năm 2011 đã ra lệnh cho các quan chức chính phủ cấp cao rút lui khỏi các ban giám đốc công ty nhà nước. Những vấn đề cản trở hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước bao gồm thiếu
minh bạch, trách nhiệm không rõ ràng của ban giám đốc, độ chênh về các chế độ
khuyến khích cho các nhà quản lý và thành quả của công ty, cơ chế kiểm soát không
đầy đủ về quản lý tổng số tiền thưởng cho các nhà quản lý và về việc sử dụng các tài sản được chuyển giao bởi nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước và các yêu cầu tiết lộ thông tin bị giảm sút.
Như đã thảo luận ở trên, kế hoạch tư nhân hóa của chính phủNga đặt mục tiêu bán ước tính 60 tỷ USD cổ phần của chính phủ trong khoảng 1000 công ty, và việc mở rộng kế
hoạch này hiện đang được triển khai. Trong tháng 2/2011, chính phủ đã tư nhân hóa
thành công phần hùn thiểu số 10% trong Ngân hàng VTB. Tuy nhiên, nhìn chung việc
cỏi và thiếu nhiệt tình của chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch.
Có hai quỹ quản lý tài sản quốc gia Nga: Quỹ Dự trữ (25 tỷ USD tính đến tháng 12/2011) và Quỹ Tài sản Quốc gia (88 tỉ USD tính đến tháng 12/2011). Bộ Tài chính quản lý các tài sản của cả hai quỹ này theo các thủ tục và các điều kiện do Chính phủ
Liên bang Nga lập ra. Ngân hàng Trung ương Nga đóng vai trò là người quản lý về
mặt nghiệp vụ.
Các tài sản thuộc Quỹ Dự trữ có thể được sử dụng để mua: ngoại tệ (đô la, euro, bảng
Anh) và sau đó được lưu giữ trong tài khoản Kho bạc Liên bang của Ngân hàng Trung
ương Nga. Ngân hàng Trung ương sẽ trả lãi cho các khoản ký thác và các tài sản tài chính bằng ngoại tệ. Quỹ Tài sản quốc gia cũng có thể được lưu giữ bằng ngoại tệ(đô
la, euro, bảng Anh) trong tài khoản Kho bạc Liên bang của Ngân hàng Trung ương
Nga, nơi sẽ trả lãi theo thỏa thuận.
Quỹ Tài sản quốc gia cũng có thể được sử dụng để mua các tài sản tài chính bằng đồng rúp Nga và ngoại tệđủđiều kiện.
Các Hiệp định Đầu tư Song phương