Chương 5: Các qui định và tiêu chuẩn thương mại Rào cản thương mại

Một phần của tài liệu Thị trường Nga 2017 (Trang 85 - 90)

Các công ty nước ngoài phải đối mặt với một số rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan khi xuất khẩu sang Nga. Ví dụ: nhà nhập khẩu các sản phẩm có cồn đáp ứng yêu cầu tất cả các khoản thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với rượu phải được thanh toán trước bằng bảo lãnh và tiền đặt cọc của ngân hàng,

trong đó quá trình hoàn lại rất chậm. Các thủ tục đánh giá và cấp phép do các cơ quan

chính phủ Nga và EEC (Ủy ban Kinh tế châu Âu) quản lý sẽlàm tăng mức độ phức tạp không cần thiết dẫn tới chi phí và sự chậm trễtăng lên.

Nhìn chung, các công ty sẽ phải đối mặt với một số rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan khi xuất khẩu sang Nga. Một khiếu nại thường xuyên liên quan đến hệ

thống tiêu chuẩn phức tạp.

Nhà chức trách Nga yêu cầu kiểm tra và chứng nhận sản phẩm như là các yếu tố chính trong quá trình phê duyệt sản phẩm đối với nhiều loại sản phẩm và chỉ cơ quan đăng

ký và cư trú ở Nga mới có thể yêu cầu các tài liệu cần thiết cho những phê duyệt đó. Do đó, cơ hội để kiểm tra và chứng nhận được thực hiện do các cơ quan có thẩm quyền bên ngoài Nga bị hạn chế. Ví dụ: các công ty nước ngoài nhận thấy các thủ tục liên

quan đến yêu cầu của Nga phải có "tuyên bố về sự phù hợp của nhà cung cấp" là không cần thiết. Tài liệu này nhằm xác nhận sự an toàn của sản phẩm đối với môi trường và sức khoẻ của người và động vật. Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông, thiết bị dầu khí, vật liệu và thiết bị xây dựng, đặc biệt những khó khăn nghiêm trọng trong việc có được

phê duyệt sản phẩm ở Nga. Các nước thành viên khác của EAEU đang trong quá trình

áp dụng một hệ thống tương tự.

Luật lệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã khiến cho các công ty công nghệ của

nước ngoài khó cung cấp hàng hóa và dịch vụ tại thị trường Nga. Ví dụ, Nghị quyết số

1236 của Chính phủ Nga, có hiệu lực kể từ đầu năm 2016, yêu cầu các cơ quan chính

phủ Nga ưu tiên phần mềm của Nga dựa trên bản đăng ký và cập nhật của Bộ Thông

tin Nga. Theo luật mới, các cơ quan chính phủ chỉ có thể mua phần mềm nước ngoài

khi trong nước không có sẵn phần mềm thay thế phù hợp. Hơn nữa, vào ngày

21/7/2014, Tổng thống Putin đã ký Luật Địa phương hoá Dữ liệu Cá nhân 242-FZ yêu

cầu các công ty lưu trữ dữ liệu cá nhân của công dân Nga trên các máy chủđặt tại Nga.

Luật này gây khó khăn nhiều hơn cho các công ty chọn các giải pháp CNTT dựa trên

những đám mây. Sau khi Luật này có hiệu lực vào ngày 01/9/2015, Dịch vụ Giám sát

của Liên bang Nga trong lĩnh vực Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông

Đại chúng (ROSKOMNADZOR) có thể phạt các công ty vi phạm pháp luật và hạn chế

quyền truy cập trang web của họ. Bộ Truyền thông Nga sau đó đã đưa ra các lưu ý giải

thích về luật này. Xem thêm thông tin tại website:

Tổng thống Vladimir Putin đã ký gói sửa đổi chống khủng bố của Yarovaya, trong đó

bao gồm các điều khoản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải cung cấp

khoá mã hoá cho các cơ quan thực thi pháp luật theo yêu cầu. Hiệu lực bắt đầu từ ngày

01/7/2018, những sửa đổi của Yarovaya cũng ủy quyền cho các nhà cung cấp dịch vụ

viễn thông và Internet (ISPs) trong nước lưu trữ tất cả nội dung điện thoại và điện tử

của khách hàng trong 06 tháng. Yarovaya cũng buộc các ISPs lưu giữ tất cả thông tin

liên lạc truyền thông trong 01 năm và viễn thông trong 03 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các quy định mới trong ngành ô tô và hàng không có thể khiến cho việc bán sản phẩm của các công ty nước ngoài ở Nga trở nên khó khăn hơn. Ví dụ: Nga đã phát triển công nghệ định vị vị trí toàn cầu được gọi là Hệ thống vệ tinh Điều hướng Toàn cầu (GLONASS) thay thế cho hệ thống Định vị toàn cầu của Hoa Kỳ (GPS). Bộ Giao

thông vận tải của Nga đã ban hành luật vào tháng 3/2012 yêu cầu GLONASS tương

thích thiết bị định vị vệ tinh phải được cài đặt trên tất cả các máy bay Nga do sản xuất, với thời hạn khác nhau tùy thuộc vào việc sử dụng, tuổi tác, và kích thước của máy

bay, nhưng không trễ hơn tháng 01/2016 trên tất cả các máy bay. Bên cạnh đó, bất kỳ

máy bay nào do nước ngoài sản xuất được liệt kê trong Giấy chứng nhận hoạt động hàng không của hãng hàng không Nga phải có GLONASS hoặc thiết bị định vị vệ tinh

tương thích GLONASS/ GPS được cài đặt bởi ngày 01/01/2018 hoặc sớm hơn, tùy

thuộc vào kích thước của máy bay. Vấn đề tương tự cũng được áp dụng đối với ô tô nhập khẩu vào Liên bang Nga. Tất cả các loại xe mới và được sử dụng để nhập khẩu phải được trang bị hệ thống GLONASS. Bất kỳ xe nào không có thiết bị GLONASS

không thểđược nhập khẩu vào Nga. Bản sửa đổi này đã được ban hành theo quy định

của TR TS 018-2011 vào ngày 01/01/2017. Thông tin chi tiết, doanh nghiệp có thể

tham khảo tại:

http://www.eurasiancommission.org/ru/act/texnreg/deptexreg/tr/Documents/%D0%A2 %D0%A0%20%D0%A2%D0%A1%20018-2011.pdf

Chếđộ của Nga vẫn còn cực kỳ phức tạp do thiếu rõ ràng, minh bạch và rườm rà. Mặc dù hệ thống này đã được cải thiện phần nào, các công ty nên dựa vào ý kiến tư vấn pháp lý hoặc hỗ trợ từ nhà phân phối có kinh nghiệm hoặc chuyên gia tư vấn.

Phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp nước ngoài về các dịch vụ phi tài chính, trong nhiều trường hợp, không phải do luật liên bang, nhưng xuất phát từ lạm dụng quyền lực, các quy định và thực hành địa phương có thể vi phạm luật pháp Nga. Ví dụ, một vài công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ đã cho biết rằng họ bị buộc phải trả nhiều loại phí để có được các giấy phép từ chính quyền địa phương, còn các công ty trong nước đi vòng bằng cách hối lộ.

Luật liên bang năm 1996 "Về các ngân hàng và các hoạt động ngân hàng" cho phép các

ngân hàng nước ngoài thành lập công ty con tại Nga. Tuy nhiên, Nga không cho phép

các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh tại Nga. Luật liên bang năm 1990 về các hoạt động ngân hàng, được sửa đổi lần cuối vào năm 2006, nêu cụ thể rằng bất kỳ hạn mức hoặc hạn chế về quy mô vốn điều lệnước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng sẽ cần

một luật mới được đưa ra bởi chính phủ Nga và được sự đồng ý của Ngân hàng Trung

ương Nga. Trong số các cam kết gia nhập WTO khác, Nga đã cam kết để cho phép sở

hữu nước ngoài chiếm tới 70% vốn trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện nay, phần vốn nước ngoài chỉ là 28%.

Ngân hàng Trung ương yêu cầu các ngân hàng mới thành lập, bất luận là công ty con

trong nước hoặc nước ngoài, phải có vốn tối thiểu 300 triệu rúp (10 triệu USD), và cần phải có 900 triệu rúp (30 triệu USD) để có được 1 giấy phép chung, cho phép một ngân hàng tiến hành các nghiệp vụ bằng ngoại tệ và thu hút tiền gửi. Các ngân hàng được thành lập trước năm 2007 cần phải có vốn tối thiểu là 90 triệu rúp (3 triệu USD), trong

khi các ngân hàng được thành lập sau ngày 01/01/2007 phải có vốn ít nhất 180 triệu

rúp. Ít nhất 75% nhân viên của ngân hàng và 50% hội đồng quản trị của ngân hàng

phải mang quốc tịch Nga nếu Chủ tịch không phải là một công dân Nga. Người đứng

đầu các văn phòng của các ngân hàng nước ngoài tại Nga phải thông thạo tiếng Nga.

Trong lĩnh vực bảo hiểm, Nga cho phép các công ty nước ngoài thành lập các công ty

con nhưng không được thiết lập chi nhánh. Các công ty bảo hiểm nước ngoài phải chịu mức hạn chế 49% vốn nước ngoài. Ngoài ra, còn có một hạn mức 25% về tổng vốn

nước ngoài trong lãnh vực bảo hiểm. Lãnh vực này đã tạm thời đạt đến mức tối đa này vào đầu năm 2011 nhưng đến gần cuối năm 2011 mức vốn nước ngoài đã trở về dưới 25%.

Trở thành thành viên WTO của Nga sẽ tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hơn cho

các công ty bảo hiểm nước ngoài, bao gồm cả quyền sở hữu nước ngoài 100% cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Các giới hạn về số lượng giấy phép bảo hiểm nhân thọ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp cho các công ty bảo hiểm nước ngoài, cũng như tham gia của nước ngoài vào một

số lượng nhỏ loại bảo hiểm bắt buộc sẽđược loại dần trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập.

Nga sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài được mở các chi nhánh bảo hiểm

nhân thọ và phi nhân thọ trực tiếp, tái bảo hiểm, và các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trong

vòng 9 năm kể từ ngày gia nhập WTO.

Trong năm 2010, bộ luật về "Các hoạt động an ninh và thám tửtư" đã có hiệu lực. Luật

này quy định rằng không một công ty an ninh nào có thể được sở hữu bởi một pháp nhân không phải là Nga, bao gồm cả công ty con của Nga thuộc sở hữu của một thực thể nước ngoài, và gồm cả các hạn chế về việc sử dụng vốn nước ngoài trong hoạt

động của các công ty như vậy. Tuy nhiên trong quá trình đàm phán gia nhập WTO,

Nga đã thỏa thuận loại bỏ các hạn chế về sự tham gia của nước ngoài trong lĩnh vực

này khi gia nhập WTO.

Đặc biệt, quy định về liên kết nối giữa các mạng với nhau - quá trình mà theo đó các

nhà khai thác khác nhau kết nối mạng của họ với mạng điện thoại công cộng của Nga –

qui định các hợp đồng kết nối lẫn nhau và lệ phí thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ

Các nhà khai thác lo ngại rằng các khoản phí này sẽ được nâng cao lên để trợ cấp cho việc nâng cấp mạng lưới của các nhà khai thác điện thoại nội hạt và đường dài thuộc chính phủ sở hữu và do Bộ quản lý.

Luật Đất đai - được thông qua vào năm 2001 - cho phép đối xử bình đẳng đối với các

đơn vị trong và ngoài nước khi mua đất và nhà, mặc dù việc mua đất nông nghiệp của

người và các tổ chức nước ngoài hay các pháp nhân có trên 50% vốn nước ngoài vẫn bị

cấm. Các tổ chức nước ngoài bị hạn chế mua đất gần các biên giới liên bang và tại các khu vực mà Tổng thống xác định là tối quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Ngày 12 tháng 1 năm 2011, Nga đã công bố một sắc lệnh tổng thống liệt kê 380 khu vực trên khắp đất nước, chủ yếu dọc theo biên giới của mình, tại những nơi đó việc bán

đất cho người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài bị cấm.

Một lệnh cấm người nước ngoài sở hữu bất động sản của đã có hiệu lực tại các khu vực biên giới của Nga kể từ năm 2001, nhưng phạm vi địa lý của lệnh cấm đã không được nêu rõ ràng.

Chính phủđã thi hành Luật về các ngành chiến lược (SSL) vào tháng 5 năm 2008. SSL

đưa ra một danh sách 42 lĩnh vực “chiến lược" mà việc mua "phần vốn kiểm soát" của

các nhà đầu tư nước ngoài phải được chấp thuận trước của chính phủ Nga. Danh mục

các lĩnh vực hạn chế bao gồm: doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hạt nhân hoặc

liên quan đến xử lý vật liệu phóng xạ, các doanh nghiệp dính líu tới các công việc về

các bệnh truyền nhiễm; sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí, đạn dược và thiết bị

quân sự; các ngành công nghiệp hàng không và không gian, cơ sở hạ tầng truyền tải dữ

liệu (đài phát thanh, truyền hình, viễn thông), sản xuất và phân phối các công nghệ và thiết bị mã hóa; sản xuất và bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ theo điều kiện "độc quyền tự nhiên" (ví dụ, các hoạt động như vận hành các mạng lưới khí đốt); báo chí với lượng phát hành trên một triệu bản, và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Theo qui trình được đưa ra bởi SSL, Cơ quan Chống độc quyền Liên bang tiến hành rà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

soát sơ khởi các dựán đầu tư nước ngoài, và trong một sốtrường hợp Cơ quan An ninh

Liên bang (FSB) tiến hành xác minh bổ sung để xác định xem liệu việc giao dịch này

có đưa đến việc một công ty nước ngoài giành được quyền kiểm soát một doanh

nghiệp chiến lược hay không. Sau khi hoàn thành việc rà soát, Ủy ban Chính phủ về

đầu tư nước ngoài, dưới sự chủ trì của Thủtướng Chính phủ, được ủy nhiệm theo thẩm quyền của SSL xem xét các giao dịch được đề xuất hoặc phê duyệt hoặc từ chối, hoặc hoãn lại để xem xét bổ sung.

Phản ứng trước những lời chỉ trích của các nhà đầu tư, trong năm 2011 Nga đã sửa đổi luật để đơn giản hóa quá trình phê duyệt và thu hẹp phạm vi các dự án đầu tư tiềm

năng cần phải được Ủy ban này xem xét chính thức. Một số nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rằng quy định của pháp luật có thể được sử dụng để hạn chế quyền tiếp cận của

các nhà đầu tư nước ngoài dối với các lĩnh vực chiến lược của Nga. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 Ủy ban đã phê duyệt 128 trong số136 đơn xin đầu tư nước ngoài. Nhiều đơn

xin trong sốđó là của các công ty thuộc sở hữu của Nga đặt ở nước ngoài nộp.

Vào cuối năm 2010, tiếp sau những cuộc đàm phán căng thẳng với EU, Nga đã đồng ý

hoãn đến năm 2011 một kế hoạch tăng thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu từ mức độ hiện tại là 25% lên 80%. Ban đầu, mục tiêu chính của biện pháp này là để kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước và khuyến khích xuất khẩu gỗ xẻ

và các sản phẩm gỗ có giá trị tăng thêm. Chính phủ đã chỉ ra rằng việc tạm hoãn nâng cao thuế xuất khẩu đối với gỗ cây lá kim và gỗ tròn sẽ tiếp tục trong năm 2012.

Một bộ luật mới về chữký điện tử kỹ thuật sốđã có hiệu lực vào ngày 08/04/2011, mở

rộng đáng kể phạm vi áp dụng chữký điện tử, bao gồm cả chữ ký điện tửnước ngoài. Bộ luật này nêu rõ các tài liệu điện tửđược ký bởi chữ ký điện tử sẽ có hiệu lực pháp

lý tương tựnhư các văn bản giấy được ký kết bằng tay.

Mặc dù bộ luật này là một bước tiến quan trọng, các yêu cầu đối với việc cấp giấy

phép liên quan đến hàng hóa với công nghệ mã hóa, hiện nay có những trở ngại

nghiêm trọng cho hoạt động trao đổi các loại hàng hoá mà phía Nga cần để phát triển

mạnh mẽhơn nữa ngành thương mại điện tử.

Hiện nay, bất kỳ sản phẩm CNTT đòi hỏi phải có một thông báo của Sở An ninh Liên

bang Nga (FSB), công ty có thể nhận được trong 10 ngày. Nếu sản phẩm có mức mật

mã thấp, FSB có thể cấp phép nhập khẩu. Nếu sản phẩm có cấp độ mã hóa cao hơn,

FSB thông báo cho nhà nhập khẩu về sự cần thiết để xin cấp giấy phép nhập khẩu của

Bộ Công nghiệp và Thương mại. Quá trình này cho phép và cấp giấy phép này có thể

mất sáu tháng hoặc lâu hơn mới hoàn thành.

Cũng có những yêu cầu cấp giấy phép tương tựđang ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệcao khác như các nhà cung cấp dịch vụngành năng lượng. Công nghệ mới được các

công ty dịch vụphương Tây đem vào phải được các chuyên gia Nga chứng nhận. Đây là

một quá trình lâu dài và tốn kém, trước khi được phép nhập vào Nga.

Do nhiều chi tiết về việc thực hiện các quy định Liên minh Hải quan vẫn đang được

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thị trường Nga 2017 (Trang 85 - 90)