Chính sách công nghiệp

Một phần của tài liệu Thị trường Nga 2017 (Trang 134 - 136)

Từ năm 2005, cơ chế ưu đãi đầu tư công nghiệp của Nga đã cắt giảm thuế và các ưu đãi khác của chính phủ đối với các công ty nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định

để đổi lấy việc sản xuất tại địa phương. Là một bên của Nghị định thư WTO, Nga đã đồng ý loại bỏ các yếu tố không phù hợp của cơ chế này so với với Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) vào tháng 7/2018 và bắt đầu tham

vấn vào tháng 7/2016 với Hoa Kỳ và các thành viên WTO khác về các biện pháp thích

hợp với WTO. Chính phủ cũng đưa ra các Hợp đồng Đầu tư Đặc biệt như là một

chương trình ưu đãi thay thếvào năm 2015.

Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) được thành lập vào năm 2011 là quỹ đầu tư tư nhân do nhà nước hỗ trợ để hoạt động với các nhà đầu tư chiến lược và tài chính trong dài hạn và đề xuất cung cấp vốn cho các khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp nhằm hiện

đại hoá nền kinh tế Nga. RDIF tham gia vào các dự án ước tính từ 50 đến 500 triệu

USD, với cổ phần trong dự án không quá 50%. RDIF đã tham gia hơn 52 dự án trong

các lĩnh vực: năng lượng, công nghệ tiết kiệm năng lượng, viễn thông, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác với tổng số vốn đầu tư khoảng 11 tỷ USD và dự kiến sẽ

được cấp vốn từ nước ngoài khoảng 25-30 tỷUSD. RDIF cũng phát triển chương trình

hợp tác đầu tư nước ngoài trong các dựán cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tựđộng

tham gia vào dự án RDIF.

Khu ngoại thương / Cảng tự do / Thuận lợi Thương mại

Nga tiếp tục khuyến khích sử dụng các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc biệt và các cụm công nghiệp, cung cấp nhiều ưu đãi về thuếvà cơ sở hạ tầng đểthu hút đầu tư. "Các công ty cư trú" có thể nhận được nhiều lợi ích, bao gồm miễn thuế lợi tức, thuế

giá trị gia tăng, thuế bất động sản, thuế nhập khẩu, và một phần các khoản thanh toán của quỹ xã hội. Chính phủ đánh giá và tài trợ cho các khoản đầu tư kinh doanh trên cơ

sở hàng năm.

Nga có 23 khu vực kinh tếđặc biệt (SEZs) thuộc 4 loại: khu công nghiệp và sản xuất; khu công nghệ và đổi mới; khu du lịch giải trí; và khu cảng. Theo điều tra của Phòng

Kiểm toán về SEZs vào tháng 4/2016, các khu vực này không ảnh hưởng đáng kể đến

nền kinh tế Nga kể từ khi được thành lập vào năm 2005. Chương trình “Mở rộng nâng

cao các vùng lãnh thổ” là một chương trình riêng biệt nhưng tương tự đã được đưa ra

vào năm 2015 với kế hoạch tạo ra các khu vực được ưu đãi về thuế và đơn giản hoá

các thủ tục của chính phủ ở Siberia, Kaliningrad, và Viễn Đông Nga. Tháng 5/2016,

Tổng thống Putin ra lệnh cho 10 khu vực kinh tế đặc biệt hiện tại ngưng hoạt động và

đình chỉ việc thành lập bất kỳ SEZ mới, ít nhất là cho đến khi có cách tiếp cận tích hợp

hơn với SEZ và Chương trình “Mở rộng nâng cao các vùng lãnh thổ” được đưa ra.

Cụ thể, các nhà đầu tư được hưởng các yêu cầu, thủ tục hành chính đơn giản, một chế độ hải quan thuận lợi hơn (bao gồm cả miễn thuế nhập khẩu và được hoàn thuế giá trị gia tăng), và được giảm mức thuế suất đánh trên thu nhập, tài sản, đất đai và giao

thông vận tải. Các nhà đầu tư SEZ cũng nhận được tỷ lệ cắt giảm các chi phí cơ sở hạ

tầng, bao gồm cả chi phí cơ sở vật chất và các tiện ích. Những lợi ích đó được kéo dài trong một thời gian khởi đầu thỏa thuận, thường kéo dài 5 năm.

Các đặc khu kinh tế đang dần phát triển, với phần lớn các khoản đầu tư vẫn còn được

ghi là "đã lên kế hoạch". Thông tin chi tiết về các lợi ích và kết quả của các đặc khu kinh tế của Nga có thểđược tìm thấy tại trang web SEZ của MED:

http://www.economy.gov.ru/minec/activity/sections/sez/main/. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài các đặc khu kinh tế, trong năm 2010 Tổng thống Medvedev đã đưa ra sáng kiến

thành lập Trung tâm Sáng tạo Skolkovo ở ngoại ô Moscow để thúc đẩy việc đầu tư vào

các doanh nghiệp công nghệ cao mới ra đời, vào nghiên cứu và thương mại hóa việc

đổi mới công nghệ. Lấy cảm hứng từ mô hình của Silicon Valley, "các công ty thường trú" trong Skolkovo có thể nhận được nhiều lợi ích, bao gồm miễn hoàn toàn thuế lợi tức, thuế giá trị gia tăng, thuế tài sản, và thuế nhập khẩu, miễn một phần các khoản thanh toán quỹ xã hội. Những đơn vịxin thường trú được đánh giá và lựa chọn bởi một hội đồng xét tuyển quốc tế.

Theo tổ chức Skolkovo, cho đến nay hơn 200 công ty đã được chọn vào Skolkovo.

Thực hiện và các yêu cầu về nội địa hoá dữ liệu

Nhìn chung, Luật pháp Nga không áp đặt các yêu cầu về việc thực hiện, và không phổ

biến rộng rãi bao gồm một phần của các hợp đồng tư nhân ở Nga. Tuy nhiên, một số

yêu cầu đã xuất hiện trong các thỏa thuận của các công ty đa quốc gia lớn đầu tư vào

lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và theo luật chia sẻ trong sản xuất. Không có các luật lệ chính thức cho việc đền bù trong đầu tư nước ngoài. Do đó việc chấp thuận cho các khoản đầu tư ở Nga có thể phụ thuộc vào mối quan hệ với các quan chức chính phủ và việc thể hiện cam kết của công ty đối với thị trường Nga, những điều kiện này có thể

dẫn đến những sai lệch trong thực tế.

Trong một số lĩnh vực, chính phủ Nga đã nhấn mạnh đến nội địa hóa và gia tăng các

đơn hàng trong nước. Nga hiện đang xem xét các yêu cầu về đơn hàng trong nước đối với các ngành công nghiệp có tỷ lệ cao trong mua sắm của chính phủ, chẳng hạn như

thiết bị y tế hoặc dược phẩm. Nga không phải là thành viên của Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO. Do đó, việc hạn chế mua sắm công là một con đường chính để

Nga thực hiện các yêu cầu nội địa hóa mà không vi phạm các cam kết quốc tế.

Ngân hàng Trung ương Nga đã áp dụng mức trần về tỷ lệ lao động nước ngoài trong

các công ty con của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ lao động Nga ở chi

nhánh của ngân hàng nước ngoài được xác định ở mức dưới 75%. Nếu người điều hành

chi nhánh không phải là cư dân của Nga thì ít nhất 50% người quản lý trong ngân hàng

phải là công dân Nga.

Bảo vệ quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Thị trường Nga 2017 (Trang 134 - 136)