các khoản thanh toán liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá, không có những hạn chế
đáng kể nào. Tuy nhiên, ngân hàng của nhà nhập khẩu Nga có nghĩa vụđảm bảo thanh
toán theo đúng các quy định tiền tệ. Do đó, nhà nhập khẩu Nga và ngân hàng của họ
thiết lập một "hộ chiếu giao dịch" cho mỗi hợp đồng. Nhà xuất khẩu nước ngoài không trực tiếp tham gia, nhưng có thể bị ảnh hưởng do nhà nhập khẩu Nga yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp các tài liệu và thông tin.
Để biết thêm thông tin, xem các chính sách chuyển đổi và chuyển tiền trong phần báo
cáo môi trường đầu tư (Chương 6).
Ngân hàng nước ngoài vàngân hàng đại lý trong nước
Ngành ngân hàng Nga bị chi phối bởi các ngân hàng lớn của nhà nước, với năm ngân
hàng hàng đầu kiểm soát hơn 50% tài sản. Có hơn 3.000 ngân hàng nhỏ và ngân hàng trong khu vực, nhưng áp lực kinh tế, hành động pháp lý và nguy cơ mất khả năng thanh toán đã dẫn đến sự hợp nhất của ngành. Các ngân hàng quốc doanh được hưởng lợi chính từ nỗ lực của chính phủ Nga đểđưa thanh khoản ngắn hạn và dài hạn vào thị trường nhằm giảm bớt sự suy thoái kinh tế. Các ngân hàng trong nước lớn nhất của
Nga bao gồm Sberbank (do Ngân hàng Trung ương kiểm soát); Ngân hàng VTB (thuộc
sở hữu nhà nước, bao gồm các công ty con VTB24, VTB Capital, và Ngân hàng
Moscow); Gazprombank (công ty con của Gazprom thuộc sở hữu nhà nước);
Rosselkhozbank (ngân hàng nông nghiệp quốc doanh); và Alfa-Bank (ngân hàng
thương mại tư nhân). Tất cả các ngân hàng quốc doanh ở trên (ngoại trừ Alfa-bank) đã
nằm trong Danh sách Trừng phạt liên quan đến Ukraine thuộc Phòng Quản lý tài sản
Nước ngoài của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ. Các biện pháp chế tài hạn chế đáng kể quyền thâm nhập của các tổ chức này vào thị trường tài chính Hoa Kỳ. Tính đến tháng 9 năm
2014, các ngân hàng này không được phép cho vay và phát hành nợ có kỳ hạn dài hơn
30 ngày.
Ngoài Alfa-Bank, các ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất của Nga bao gồm
Petersburg, và Binbank.
Ngân hàng đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ và Châu Âu hoạt động tại Nga bao gồm Goldman Sachs, Morgan Stanley, Ngân hàng Merrill Lynch, JPMorgan, Barclay,
Deutsche Bank, và UBS. Các tổ chức ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài
lớn nhất ở Nga bao gồm: Ngân hàng Raiffeisen (Áo), Ngân hàng Unicredit (Ý),
Citibank (Hoa Kỳ), HBSC (Anh) và Deutsche Bank (Đức). Năm 2013, các luật mới đã
được ban hành cấm các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh tại Nga, chỉ cho
phép thành lập các công ty con.
Tài trợ cho các dự án