chính phủđối với gần như tất cả các phương tiện truyền thông đối lập và gia tăng quấy rối các tổ chức phi chính phủ. Hậu quả của việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm
2014, bản chất dân tộc tăng lên rõ rệt. Các luật mới cho phép chính phủ có thẩm quyền phân loại các tổ chức phi chính phủ vào "các đại lý nước ngoài" của nếu các tổ chức này nhận được tài trợ từ nước ngoài, hạn chế rất nhiều hoạt động của các tổ chức này.
Tính đến tháng 3 năm 2016, hơn 150 tổ chức phi chính phủ đã bị liệt vào các đại lý
nước ngoài. Một luật lệ đã được ban hành vào tháng 5 năm 2015 cho phép chính phủ
xác định một tổ chức nước ngoài là "có thể gây rắc rối" nếu tổ chức này được cho là gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia hoặc lợi ích quốc gia. Hiện nay có 07 tổ chức
nước ngoài bị xác định và cấm hoạt động ở Nga.
Các cuộc biểu tình công khai tiếp tục xảy ra không thường xuyên ở Moscow và các
thành phố khác. Các nhà chức trách thường từ chối cấp phép cho các cuộc biểu tình đối lập, và thường có sự hiện diện của cảnh sát trong các cuộc biểu tình. Cuộc biểu tình
quy mô lớn gần đây diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2017, khoảng 60.000 người
xuống đường biểu tình tại Matxcơva, St. Petersburg và hàng chục thành phố khác trên khắp nước Nga để phản đối tham nhũng của chính phủ. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 1.000 người. Số liệu chính thức của những người tham gia biểu tình có xu hướng quá cao trong các sự kiện ủng hộ chính phủ (pro-government) và thấp trong các sự kiện chống chính phủ.
Chính sách và Thực tiễn Lao động
Thị trường lao động Nga vẫn bị phân tán, do lưu chuyển lao động giữa các khu vực bị
hạn chế và sự khác biệt về mức lương và việc làm. Sự bất bình đẳng thu đáng kể, việc thực thi các tiêu chuẩn lao động còn tương đối kém, và thương lượng tập thể vẫn chưa được phát triển. Người sử dụng lao động thường xuyên than phiền về tình trạng thiếu
lao động lành nghề. Việc này một phần là do mối liên kết yếu kém giữa hệ thống giáo dục và thị trường lao động. Ngoài ra, nền kinh tế còn thiếu hụt lao động có tay nghề
cao. Trong khi đó, một số lượng lớn các doanh nghiệp không hiệu quả, công việc cho
người lao động cao nhưng không hấp dẫn, không cạnh tranh tiền lương và phúc lợi. Mức lương tối thiểu hiện dưới mức chuẩn nghèo của chính phủ. Người sử dụng lao
động phải trả tiền nghỉ việc khi sa thải nhân viên trong điều kiện thị trường tồi tệhơn.
Tỷ lệ thất nghiệp thực tế (tính theo phương pháp của ILO) trung bình 5,5% vào năm
nông thôn (8,1%). Tính đến cuối năm 2016, St Petersburg và Cộng hòa Ingushetia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất và cao nhất trong cả nước - tương ứng là 1,6% và 28,8%. Tiền lương thực năm 2016 tăng nhẹ (0,6%) so với năm trước, nhưng doanh số bán lẻ
vẫn âm, giảm đến 5,9% so cùng kỳ tháng 12/2016. Các doanh nghiệp tư nhân phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước, vốn chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Các cuộc điều tra gần đây cho thấy người Nga thích làm việc cho các doanh nghiệp nhà
nước vì họ có mức lương và phúc lợi cao hơn. Các doanh nghiệp nhà nước và khu vực công sử dụng 33% trong số 65 triệu người hoạt động kinh tế của Nga. Khu vực công, vẫn còn các vị trí không hiệu quả và không sinh lợi, trực tiếp chiếm khoảng 24,5% lực
lượng lao động.
Bộ Luật Lao động 2002 quy định tiêu chuẩn lao động ở Nga. Các cuộc thanh tra lao
động bình thường xác định các lạm dụng lao động và các tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn ở Nga. Chính phủ thường tuân thủ các công ước của ILO về bảo vệ quyền của
người lao động, mặc dù việc thực thi thường không đủ, bởi chính phủ Nga tuyển dụng một sốlượng hạn chếcác thanh tra lao động.
Thống kê chính thức cho thấy 1,69 triệu lao động nhập cư đăng ký (giảm từ 1,83 triệu
vào năm 2015) có giấy phép lao động hợp lệ từ các quốc gia thị thực hoặc làm việc "có giấy đăng ký" từ các nước miễn thị thực ở Trung Á. Người lao động từ các nước
EAEU (Armenia, Belarus, Kazakhstan, và Kyrgyzstan) có đủ điều kiện để làm việc tại Nga mà không cần giấy phép làm việc. Dịch vụ di trú liên bang của Nga, thuộc Bộ Nội vụ, đã ước tính số người di cư không đăng ký ở khoảng 1,55 triệu người. Lao động di
cư tập trung vào lĩnh vực xây dựng, bán lẻ, nhà ở và dịch vụ tiện ích. Chính phủ Nga
đã ban hành những hạn chế về mặt chuyên môn đối với người lao động nước ngoài vào
năm 2016, theo đó tỷ lệ lao động nước ngoài được phép hoạt động trong các ngành
công nghiệp khác nhau.
Những người sử dụng lao động ở các khu vực bên ngoài Moscow và St Petersburg
đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt công nhân. Các doanh nghiệp ở các khu vực này phải đối mặt với chi phí lao động ngày càng tăng vì sự cạnh tranh giành một lượng công nhân hạn chế đang căng thẳng. Mặt khác, một số lượng lớn các doanh nghiệp không hiệu quả đang cần người lại đưa ra mức lương và lợi ích không hấp dẫn và
không cạnh tranh cho công nhân.
Phần lớn các tranh chấp lao động xảy ra trong lĩnh vực sản xuất. Các nguyên nhân gây tranh chấp lao động chính là nợ tiền lương, tổ chức lại hoặc đóng cửa công ty, lương
thấp và sa thải. Khoảng 45% lực lượng lao động của Nga tham gia công đoàn.
Nói chung, Chính phủ tuân thủ các công ước ILO về bảo vệ quyền lợi người lao động
nhưng thường không thể thi hành chúng. Luật Lao động năm 2002 điều chỉnh các tiêu chuẩn lao động ở Nga. Khi được thông qua, luật này đã chủ ý làm giảm bớt vai trò của chính phủ trong việc thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn lao động, và công đoàn đóng vai trò đại diện quyền lợi của người lao động.
Các tu chính cho Bộ luật Lao động từnăm 2002 đã bao gồm các qui trình mới đểđiều tra các tai nạn công nghiệp và yêu cầu các doanh nghiệp tuyển dụng hơn 50 công nhân
phải thành lập một bộ phận an toàn công việc và tạo ra một chức danh "chuyên gia an toàn công trình." Việc thi hành các quy tắc an toàn lao động vẫn tiếp tục là một vấn đề
lớn, do các doanh nghiệp thường không thể hoặc không muốn đầu tư vào trang thiết bị
an toàn hoặc thực thi các tiêu chuẩn an toàn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thống kê Đầu tư Danh mục Đầu tư