Tái cơ cấu công nghiệp chế biến gỗ

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 60 - 63)

3. Định hướng tái cơ cấu

3.2.2.Tái cơ cấu công nghiệp chế biến gỗ

Xây dựng công nghiệp chế biến gỗ thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có khả năng cạnh tranh cao để chủ động xâm nhập thị trường quốc tế; tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa; đảm bảo

54 có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

a) Tái cơ cấu sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu và giá trị gia tăng cao

Công nghiệp CBG về cơ ản vẫn là ngành chế biến xuất khẩu và dần chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm gỗ nội thất. Sản phẩm chủ yếu gồm các mặt hàng nội thất phòng ngủ, nội thất phòng khách, phòng ăn, ghế, nội thất văn phòng, gỗ ván, đồ trang trí khác. Hạn chế tối đa dẳm mảnh xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm gỗ với thị trường trong nước: đồ gỗ 45%; gỗ nhân tạo 55% (trong đó ván sợi MDF 26% ván ghép thanh 26%).

Quy hoạch sản phẩm

- Sản xuất ván nhân tạo là lĩnh vực đặc biệt trong công nghiệp CBG. Cần phát triển theo quy hoạch tổng thể theo vùng, tiểu vùng gắn với quy hoạch trồng rừng nguyên liệu để đảm bảo hiệu quả đầu tư chung.

- Các địa phương cần căn cứ Quy hoạch toàn quốc, c n đối khả năng đáp ứng nguyên liệu và thị trường, để quy hoạch chi tiết, từ đó định hướng cho việc thành lập hệ thống doanh nghiệp chế biến cho địa phương mình. Ưu ti n ố trí các DNCBG vào hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch tại địa phương, hoặc thiết lập cụm công nghiệp CBG có điều kiện thích hợp.

ảng 20. Định hướng sản xuất ván nh n tạo

Đơn vị tính: m3sản phẩm/năm

TT Tổng công suất Giai đoạn

2011-2015 2016-2020 2021-2030 Tổng cộng 2.300.000 3.000.000 3.900.000 1 Ván dăm 100.000 100.000 100.000 2 Ván sợi 1.200.000 1.600.000 1.800.000 3 Ván ghép thanh 800.000 1.000.000 1.500.000 4 Ván nh n tạo khác 200.000 300.000 500.000

Sản xuất đồ gỗ: đẩy mạnh sản xuất đồ gỗ nội thất đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, khối lượng sản phẩm đồ gỗ nội địa đạt 2,8 triệu m3 SP/năm vào năm 2020 và 4,0 triệu m3 SP/năm vào năm 2030, khối lượng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu đạt 5,0 triệu m3 SP/năm vào năm 2020 và 7,0 triệu m3 SP/năm vào năm 2030.

Sản xuất dăm mảnh: giảm dần việc chế biến và xuất khẩu, tiến tới ngừng xuất khẩu mặt hàng này vào năm 2020.

b) Tái cơ cấu sử dụng gỗ nguyên liệu

Trong giai đoạn hiện nay, nguyên liệu nhập khẩu cho công nghiệp chế biến gỗ chiếm tới 70%. Ngành từng ước nâng cao tỷ trọng sử dụng gỗ nguyên liệu trong nước, giảm nhập khẩu.

55 ảng 21. Nguy n liệu cho công nghiệp chế iến gỗ

Đơn vị tính: triệu m3

TT Các chỉ tiêu Năm

2015 2020 2030

1 Tổng nhu cầu 20,7 23,1 32,7

Gỗ lớn cho sản xuất đồ gỗ và gỗ xây dựng 10,05 17,1 24,6

Gỗ nhỏ cho sản xuất ván nhân tạo và dăm gỗ 10,65 6,0 8,1

2 Nhu cầu cho chế biến xuất khẩu 13,5 12,6 16,8

Gỗ lớn cho sản xuất đồ gỗ 7,5 12,6 16,8

Gỗ nhỏ cho sản xuất dăm 6,0 0 0

3 Nhu cầu cho chế biến nội địa 7,20 10,5 15,9

Gỗ lớn cho sản xuất đồ gỗ, gỗ xây dựng 2,55 4,5 7,8

Gỗ nhỏ cho sản xuất ván nhân tạo 4,65 6,0 8,1

4 Nguyên liệu gỗ từ khai thác nội địa 10,5 14,5 24,5

Gỗ rừng trồng 6,0 7,5 8,5

Gỗ rừng tự nhiên 1,5 3,5 12,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gỗ cây phân tán 1,5 2,0 2,0

Gỗ cao su 1,5 1,5 2,0

5 Nguyên liệu gỗ nhập khẩu 10,2 8,6 8,2

Nguồn: Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến 2020.

Tổng sản lượng gỗ trong nước có khả năng cung cấp cho công nghiệp chế biến đến năm 2015 là 10,5 triệu m3, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu; năm 2020 là 14,5 triệu m3, đáp ứng khoảng 62% nhu cầu nguyên liệu. Đến năm 2030 là sản lượng nguyên liệu gỗ nội địa đạt 24,5 triệu m3, đáp ứng khoảng 75% nhu cầu nguyên liệu (phụ lục 7, phụ lục 8). Như vậy, trong giai đoạn từ 2011 đến 2030, nước ta vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ, nhưng với tỷ lệ giảm dần từ 10,2 triệu m3 năm 2015 xuống còn 8,2 triệu m3 năm 2020.

c) Tái cơ cấu quy mô doanh nghiệp công nghiệp CBG

Tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống cơ sở chế biến gỗ quy mô vừa và nhỏ, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn. Xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp chế biến gỗ ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Hình thành cụm, điểm chế biến gỗ, có quy mô thích hợp để liên doanh liên kết cùng sản xuất theo hướng chuy n môn hóa, vừa tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, vừa sản xuất các phụ kiện cho các cơ sở sản xuất khác trong vùng và là nơi đào tạo nguồn nh n lực của ngành. Từng ước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ, các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống, góp phần đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

56 Bố trí hợp lý các nhà máy theo các vùng, trong đó ưu ti n x y dựng các nhà máy ở miền núi có đủ nguyên liệu để góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn miền núi, phát triển dân trí, tạo công ăn việc làm cho người dân và phát triển các dịch vụ hỗ trợ.

Quy mô nhà máy chế biến là: 60.000-100.000 m3 SP/năm đối với MDF, 20.000 m3 SP/năm đối với ván dăm, 10.000 m3 SP/năm trở l n đối với chế biến đồ gỗ.

Sử dụng công nghệ, thiết bị phù hợp từng loại sản phẩm, chú trọng áp dụng công nghệ xử lý nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ; công nghệ tạo sản phẩm mới; công nghệ sản xuất keo dán và chất phủ mặt đáp ứng yêu cầu môi trường; các công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ, ván nhân tạo; công nghệ sử dụng phế liệu nông, lâm nghiệp, chất thải để làm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; công nghệ sử dụng phế, phụ liệu của công nghiệp chế biến gỗ.

d) Tái cơ cấu làng nghề mộc

Tái cơ cấu một số làng nghề, phố nghề mộc dân dụng và gỗ ở vùng Đông Bắc bộ và miền Trung theo hướng: nâng cấp một số làng nghề, phố nghề chế biến đồ mộc dân dụng thành các doanh nghiệp, HTX, xây dựng cụm công nghiệp trong khu vực nông thôn, chủ yếu sản xuất đồ mộc dân dụng phục vụ thị trường trong nước, liên kết với doanh nghiệp công nghiệp gỗ lớn trong vùng.

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 60 - 63)