Phân công trách nhiệm

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 81 - 82)

1.1. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.1.1. Tổng cục Lâm nghiệp

Xây dựng kế hoạch hành động thưc hiện các giải pháp triển khai phân chia theo giai đoạn đến 2015 và từ 2016 đến 2020, định kỳ báo cáo Bộ về tiến độ và kết quả thực hiện; tổng kết sắp xếp, đổi mới LTQD theo Nghị quyết 28 NQ/TW của Bộ Chính trị và việc thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển LTQD; chủ trì, nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách ngành.

Chủ trì và phối hợp với các Cục, Vụ liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án và nhiệm vụ:

- Đề án Quản lý nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2012 -2020;

- Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhi n giai đoạn 2013-2020;

- Đề án nâng cao chất lượng rừng giai đoạn 2012 – 2020;

- Đề án đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý rừng giai đoạn 2013 – 2020; - Đề án Tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên; - Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế khác cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013 – 2020.

- Đề án và các chương trình, đề án khác có liên quan.

- Tăng cường năng lực cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;

1.1.2. Các đơn vị khác thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện đề án như sau: - Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối: là cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia lĩnh vực chế biến, bảo quản lâm sản, khoa học công nghệ, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế

75 và khu vực; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng rừng, chất lượng sản phẩm gỗ và đảm bảo vệ sinh môi trường.

1.2. Các địa phƣơng

Các địa phương triển khai đồng các giải pháp về quy hoạch đất đai, quy hoạch V&PTR, cơ cấu sản xuất, thị trường, vốn, nhân lực theo hướng phát huy lợi thế của địa phương và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa lại các doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền.

Sở NN&PTNT tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

1.3. Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nhà nước triển khai nghiêm túc Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 17/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN; xây dựng kế hoạch, lộ trình và các giải pháp thực hiện.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ: Căn cứ Quy hoạch định hướng của Trung ương và địa phương có chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 81 - 82)