Đối với công ty lâm nghiệp

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 72 - 76)

4. Giải pháp

4.3.1.Đối với công ty lâm nghiệp

a) Về đất đai: tổ chức rà soát đất đai, cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoàn thành vào năm 2015.

- Rà soát lại quỹ đất, xác định rõ diện tích, ranh giới trên bản đồ và thực địa, doanh nghiệp chỉ giữ lại diện tích đất thực quản, có rừng trồng, vườn cây và đất quy hoạch phát triển sản xuất; các công ty lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh; thực hiện thu đất.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty hoàn thành vào năm 2015.

- Ng n sách nhà nước cấp để thực hiện việc rà soát, cắm mốc ranh giới và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty.

Chuyển giao đất về cho địa phương hoàn thành vào năm 2014: Các CTLN phối hợp với chính quyền địa phương hoàn thành việc chuyển giao đất về cho địa phương để giao hoặc cho thu theo quy định của pháp luật, trong đó ưu ti n giao cho hộ dân tại chỗ thiếu đất, người đang sử dụng đất, người nhận khoán có đất gốc, người đang nhận khoán theo hướng giao theo hạn mức tại địa phương, cho thuê với diện tích vượt hạn mức. Đối với đất có rừng, vườn cây thì phải đánh giá lại giá trị và án cho người được giao hoặc thu đất.

Tiếp tục thực hiện chính sách giao khoán, thí điểm đồng quản lý rừng: - Tiếp tục thực hiện chính sách giao khoán; mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa CTLN với các thành phần kinh tế khác, với tổ chức, cá nh n trong nước và nước ngoài về sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo mối liên kết gắn bó, ổn định giữa vùng nguyên liệu, người sản xuất cung cấp nguyên liệu với cơ sở chế biến nông, lâm sản.

- Thí điểm đồng quản lý rừng giữa CTLN, ban quản lý rùng với các tổ chức, cá nhân, cộng đồng d n cư tr n cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ lợi ích trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng.

66 - Đối với đất thuê hoặc mượn: tiến hành thu hồi lại; ri ng đối với đất có c y l u năm, rừng trồng thì đền bù giá trị cây trồng, nếu không có khả năng đền bù thì tiếp tục để đối tượng thực hiện hết chu kỳ cây trồng hiện đang có tr n đất sau đó thu hồi.

- Đối với đất bị lấn chiếm: diện tích đất bị lấn chiếm, các hộ d n đã sản xuất ổn định, có hiệu quả, không ảnh hưởng đến quy hoạch thì làm thủ tục thu hồi, giao lại cho địa phương để giao cho dân theo hạn mức của địa phương, số vượt hạn mức thực hiện thu đất. Diện tích đất bị lấn chiếm nhưng để hoang hoá, sử dụng không có hiệu quả, do uôn án, đầu cơ, lợi dụng chính sách để chiếm đất thì thu hồi để công ty trực tiếp sử dụng hoặc trả lại cho địa phương.

- Đối với đất bị tranh chấp: diện tích đất bị tranh chấp các hộ d n đã sản xuất ổn định, không ảnh hưởng đến quy hoạch và không làm cho đất manh mún thì giao lại cho địa phương để giao cho dân theo hạn mức của địa phương. Diện tích đất cấp trùng là đất hộ dân sử dụng trước khi CTLN được Nhà nước giao thì hoàn tất thủ tục giao cho người d n theo quy định. Diện tích đất bị tranh chấp các hộ d n đang sản xuất ổn định, nhưng nằm trong diện tích đất quy hoạch và ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hộ dân có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi Nhà nước giao đất cho công ty, thì thu hồi đất trả lại cho công ty, công ty đền bù thành quả lao động mà hộ d n đã đầu tư tr n đất; chính quyền địa phương có kế hoạch giao đất cho hộ, nếu còn quỹ đất và hộ dân có nhu cầu. Trường hợp tranh chấp giữa công ty và tổ chức khác thì căn cứ theo quy hoạch của địa phương và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức để giao hoặc cho thu đất. Đất nông, lâm nghiệp chỉ cho thuê hoặc giao cho các tổ chức có chức năng sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Đối với diện tích đất giao khoán không có đầu tư “khoán trắng”, hộ gia đình thực hiện đúng quy hoạch sản xuất thì thu hồi đất giao về địa phương để giao, cho thu theo quy định, trong đó ưu ti n hộ đang nhận khoán; diện tích đất giao khoán mà hộ gia đình sử dụng không đúng mục đích, không đúng quy hoạch, sang nhượng bất hợp pháp thì kiên quyết thu hồi về công ty hoặc địa phương để sử dụng theo quy định.

- Đất ở, đất kinh tế hộ gia đình công ty đã giao cho cán bộ, công nhân viên tập trung thì giao về địa phương để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ theo hạn mức ình qu n tr n địa bàn, phần vượt thu hồi về công ty thực hiện giao khoán.

b) Về tài chính, đầu tư, tín dụng Về tài chính:

- Xử lý công nợ: các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng tiến hành rà soát, thống kê lại vốn và tài sản, các khoản nợ đọng của từng đơn vị; có cơ

67 chế giải quyết đối với các khoản công nợ khó đòi cũng như các khoản phải trả do các nguyên nhân khách quan gây nên thua lỗ của các công ty;

- Xử lý tài sản trên đất (rừng, vườn c y l u năm...) trong trường hợp thu hồi đất, chuyển đổi công ty nông, lâm nghiệp sang công ty cổ phần, giải thể hoặc chuyển đổi sang hình thức khác.

- Cơ chế tài chính:

+ Đối với CTLN: được hưởng các chính sách tài chính ưu đãi như đối với các DNNN chuyển đổi sang công ty cổ phần (miễn giảm tiền thu đất để trồng c y l u năm, c y hàng năm, RSX...); ng n sách Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ công ích tại các công ty theo kế hoạch hay đơn đặt hàng của nhà nước hàng năm. Có cơ chế tài chính đặc thù đối với các CTLN ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

+ Đối với ban quản lý rừng: ng n sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, RPH, RSX là rừng tự nhiên theo kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban quản lý rừng được huy động từ các nguồn thu khác phục vụ cho quản lý rừng: 100% tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (dịch vụ điều tiết nước, bảo vệ đất, du lịch sinh thái, hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng,...), nguồn thu từ khai thác tận thu, tận dụng lâm sản; dịch vụ thương mại và các nguồn thu khác phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Tiếp tục bàn giao và xử lý vốn vay đầu tư x y dựng cơ sở hạ tầng về địa phương quản lý.

Về đầu tư, tín dụng:

- Có chính sách vay vốn ngân hàng phù hợp với chu kỳ cây trồng và con gia súc đảm bảo cho công ty có thời gian trả cả gốc và lãi một cách hợp lý;

- Cơ cơ chế được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu RSX là rừng trồng để liên doanh trong các dự án lâm nghiệp và dịch vụ, thế chấp vay vốn sản xuất kinh doanh.

c) Sắp xếp lại lao động

Đối với những cán bộ công nhân viên CTLN trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi không bố trí được việc làm và cũng không có điều kiện đào tạo lại để chuyển đổi ngành nghề thì giải quyết theo chính sách lao động dôi dư.

4.3.2. Phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác

a) Kinh tế tư nh n

- Rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nh n; - Rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, xác định các vùng phát triển trang trại, gia trại lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích

68 tụ đất RSX để phát triển quy mô trang trại lâm nghiệp hộ gia đình và doanh nghiệp tư nh n, công ố quỹ đất có thể giao hoặc cho thu để phát triển trang trại lâm nghiệp.

- Khuyến khích các hộ gia đình mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ thông qua miễn giảm thuế, tiền thu đất, hỗ trợ xúc tiến thương mại.

- Nhà nước hỗ trợ hộ gia đình, trang trại hình thành hiệp hội, hội các chủ rừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Phát triển kinh tế hợp tác

- Liên kết, liên doanh giữa các thành phần kinh tế, trong nội bộ các thành phần kinh tế, đặc biệt là liên kết, liên doanh giữa các CTLN với hộ gia đình để trồng rừng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm; CTLN, hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến lâm sản để tạo vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm; liên kết giữa các hộ gia đình trồng rừng nguyên liệu trong việc tiêu thụ sản phẩm ...

- Khuyến khích liên kết các doanh nghiệp và các tác nhân trong các khâu trồng rừng, khai thác, chế biến, dịch vụ, … để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm lâm nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

- Tổ chức các hộ nông dân liên kết hợp tác trồng rừng theo kế hoạch quản lý rừng chung của tổ hợp tác/HTX dịch vụ trên cơ sở hài hoà giữa kế hoạch sản xuất của hộ gia đình và kế hoạch chung của tổ hợp tác/HTX, nhằm có được các diện tích đủ lớn và ổn định để có thể cung cấp một khối lượng gỗ đủ lớn hàng năm cho thị trường. Hình thức hợp tác này giúp cho nông dân bán sản phẩm một cách ổn định cho các doanh nghiệp chế biến, tránh bị ép giá do sản xuất không có kế hoạch của các hộ gia đình.

- Hiện nay, các nước nhập khẩu nguyên liệu gỗ đã ắt đầu yêu cầu gỗ phải có nguồn gốc hợp pháp hoặc có chứng chỉ rừng, mới được phép nhập vào các nước. Vì vậy, các hình thức hợp tác tr n cũng giúp cho các hộ gia đình có thể xin cấp chứng chỉ rừng theo nhóm với phí thấp hơn (so với hộ gia đình) để có thể xuất khẩu dăm và gỗ nhỏ và gỗ lớn sang các nước Mỹ, EU, Nhật Bản …

- Tổ chức quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện đang thuộc UBND cấp xã quản lý:

+ Cơ quan chuy n môn ở địa phương cùng U ND cấp xã kiểm tra, đánh giá hiện trạng; lập phương án và kế hoạch giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trình UBND cấp huyện phê duyệt theo hướng: cho thu đối với đất RSX để trồng rừng (ưu ti n đối với người đang quản lý sử dụng); RSX là RTN giao cho cộng đồng buôn làng hoặc Ban quản lý rừng liền kề; trường hợp có đất và RPH hoặc RĐD thì cũng giao cho cộng đồng buôn làng hoặc Ban quản lý rừng liền kề quản lý BV&PTR.

69 + Đối với RPH, RĐD giao cho cộng đồng buôn làng hoặc Ban quản lý rừng: hàng năm Nhà nước phải đảm bảo kinh phí hoặc biên chế (Ban quản lý rừng) để tổ chức quản lý BV&PTR.

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 72 - 76)