Đất lâm nghiệp và phân loại rừng

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 47 - 48)

1. Thực trạng cơ cấu ngành lâm nghiệp

1.6.4.Đất lâm nghiệp và phân loại rừng

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 (Điều 13), căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được ph n chia thành 3 nhóm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất RSX, đất RPH và đất rừng đặc dụng nằm trong nhóm đất nông nghiệp, không có quy định riêng về nhóm đất lâm nghiệp. Luật V&PTR năm 2004 quy định rừng được chia thành 03 loại: RSX, RPH và rừng đặc dụng. Việc ph n nhóm đất đai theo 3 loại đất rừng và phân chia rừng theo 3 loại rừng trong những năm qua đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là trong điều kiện phần lớn tài nguyên rừng thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, việc phân loại rừng và phân loại đất rừng như vậy đến nay cũng đã nảy sinh những bất cập, rất cần được xem xét sửa đổi cho phù hợp với nhiệm vụ quản lý rừng trong giai đoạn phát triển mới.

Thứ nhất, rừng luôn luôn gắn với đất, quản lý rừng phải gắn với quản lý đất, tr n đó có rừng; quản lý rừng về thực chất cũng đã ao hàm nội dung quản lý đất được quy hoạch cho phát triển rừng. Các nội dung về quản lý rừng đã được quy định rất cụ thể trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Việc quy định quá chi tiết về các loại đất rừng trong Luật Đất đai và quy định về phân loại và quản lý các loại rừng trong Luật BV&PTR trong thời gian qua đã g y ra nhiều bất cập trong quản lý đất và rừng ở các địa phương. Các số liệu về đất lâm nghiệp và rừng thường ít cập nhật, thậm chí là mâu thuẫn về quy hoạch và số liệu về rừng và đất rừng giữa 2 ngành quản lý (đất đai và L m nghiệp).

Tùy theo mục đích sử dụng chủ yếu của từng khu rừng mà Nhà nước phân thành các loại rừng khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý rừng (quy hoạch, thiết lập, chính sách) trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, bởi vậy không nên quy định quá cứng về đất trong Luật Đất đai, mà n n để Luật chuyên ngành (Luật Bảo vệ và phát triển rừng) quy định cụ thể.

Thứ hai, theo Nghị quyết số 17/2011/QH13, đất RSX, đất RPH và đất rừng đặc dụng quy hoạch sử dụng đến năm 2020 là 16,245 triệu ha, chiếm 49% diện tích cả nước (năm 2010 là 32,924 triệu ha). Với diện tích lớn và chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại nằm trong đất nông nghiệp là chưa hợp lý.

Trước đó, Luật Đất đai năm 1993 (Điều 11) ph n đất lâm nghiệp riêng. Mặc dù trong Luật đất đai 2003 không có đất lâm nghiệp, nhưng trong thực tiễn quản lý và thống k đất đai của nhà nước vẫn tách riêng các loại đất nông

41 nghiệp: đất sản xuất nông nghiệp (mã số SXN), đất lâm nghiệp (LNP) .... Chính sách giao đất, quản lý, sử dụng với 2 loại đất này cũng khác nhau:

- Đất sản nông nghiệp sử dụng chủ yếu để sản xuất nông, thủy sản, được giao cho hộ gia đình, với 8 quyền sử dụng;

- Đất lâm nghiệp có nhiều mục đích sử dụng hơn, ngoài để sản xuất (gỗ và lâm sản), còn có mục đích quan trọng hơn nhiều là phòng hộ, môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh môi trường cho đất nước, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Phần lớn đất được giao cho các tổ chức nhà nước quản lý vì mục đích công cộng, chỉ có đất lâm nghiệp sản xuất mới giao và cho thuê với hộ gia đình và tổ chức kinh tế, nhưng quyền sử dụng hạn chế hơn nhiều so với đất nông nghiệp.

Thứ ba, sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ dài, đất lâm nghiệp phần lớn phân bố tr n vùng núi, có độ dốc lớn, có độ phì thấp, nằm ở vùng sâu vùng xa ... nên việc đất lâm nghiệp được xác định là một nhóm đất ri ng (đất lâm nghiệp) là phù hợp với thực tiễn sản xuất, quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

Do đó, để thuận lợi cho công tác quản lâm nghiệp, cũng như nông nghiệp, trong Luật Đất đai đề nghị sửa đổi về phân loại đất, tách đất lâm nghiệp thành một loại đất ri ng, độc lập với đất nông nghiệp gồm đất có rừng và đất chưa có rừng được quy hoạch vào mục đích l m nghiệp, phần đất lâm nghiệp quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 47 - 48)