Cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 78 - 81)

4. Giải pháp

4.8.Cơ chế, chính sách

- Rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới các cơ chế, chính sách, hình thành Khung thể chế (các Nghị quyết của Đảng, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, quy định về quản lý, sử dụng ng n sánh, đầu tư, tín dụng, huy động, sử dụng các nguồn lực...) tài chính được thiết lập, vận hành một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, nhằm huy động và điều phối xã hội hóa các nguồn lực tài chính, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển ngành Lâm nghiệp.

- Triển khai thực hiện “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế khác cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013 – 2020”.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư an đầu, cho vay tín dụng ưu đãi để trồng rừng phù hợp với từng loại cây trồng, thời gian hoàn trả vốn vay khi có sản phẩm khai thác chính.

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách nhằm quản lý bền vững rừng tự nhiên theo chức năng của rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất), chính sách phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ.

72 - Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích huy động và sử dụng các nguồn tài chính ngoài ng n sách nhà nước cho mục ti u V&PTR đến năm 2020.

- Điều chỉnh lại chính sách hưởng lợi nhằm khuyến khích, thu hút người dân tham gia phát triển và bảo vệ rừng theo hướng tạo điều kiện khai thác các lợi ích từ rừng, kể cả tham gia vào dịch vụ các bon.

- Thử nghiệm làm cơ sở nhân rộng mô hình đồng quản lý rừng giữa tổ chức quản lý rừng với người dân và cộng đồng địa phương. Đồng quản lý rừng áp dụng ở những khu vực vừa cần bảo vệ các giá trị tài nguyên lâu dài, vừa phải tạo cơ hội để người d n địa phương sống dựa vào nguồn tài nguy n đó thực hành sinh kế theo hướng bền vững. Thực hiện cơ chế đồng quản lý rừng với cộng đồng d n cư địa phương tr n cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, PTR và cùng hưởng lợi ích từ rừng tr n cơ sở đóng góp của các bên.

- Thử nghiệm mô hình hợp tác công tư trong ảo vệ, trồng rừng.

- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi đối với tổ chức hợp tác, như hỗ trợ vốn đầu tư an đầu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiếp cận thị trường ...

- Xây dựng cơ chế, chính sách liên kết giữa người sản xuất gỗ, các CTLN với các cơ sở, công ty chế biến gỗ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào l m nghiệp theo mô hình khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, người nông dân góp vốn với doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất và họ như các cổ đông của doanh nghiệp, được chia sẽ lợi ích.

- Chính sách khuyến khích đầu tư x y dựng vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến gỗ;

- Xem xét sửa đổi bổ sung các chính sách thu hút các vốn FDI theo hướng: khuyến khích các doanh nghiệp FDI liên kết sản xuất với các doanh nghiệp Việt Nam, để tránh tình trạng khép kín không có tác dụng lan tỏa đến doanh nghiệp Việt Nam trong vùng. Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các DN gỗ Việt Nam chuyển việc bán sản phẩm theo giá FOB bằng án theo giá CNF để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Điều chỉnh thuế xuất khẩu tăng đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu để giảm bớt khối lượng xuất khẩu nguyên liệu thô, dành nguyên liệu cho chế biến ván nhân tạo trong nước.

- Xây dựng chính sách ưu đãi về đầu tư (tín dụng, thuế, tiền thu …) đất đối với doanh nghiệp chế biến ván sợi MDF, ván ghép thanh có quy mô vừa trở lên. Thời hạn vay được hưởng chế độ vay trung hạn và mở rộng thời hạn ân hạn thuế từ 275 lên 360 ngày. Có quỹ tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp gỗ Việt Nam sản xuất kinh doanh có hiệu quả được vay mở rộng sản xuất và đầu tư công nghệ mới;

73 - Xây dựng chính sách khuyến khích cho vay tín dụng đối với các làng nghề và các cơ sở chế biến nhỏ ở nông thôn để sơ chế các sản phẩm sơ chế cung cấp ổn định cho các DNCBG tinh hoàn chỉnh; Tín dụng ưu đãi dài hạn đối với các chủ rừng trồng rừng gỗ lớn; cho phép trang trại, gia trại được vay vốn từ quỹ đầu tư phát triển của nhà nước.

- Xây dựng và hoàn thiện luật đầu tư ra nước ngoài, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư CBG sang thị trường các nước có sẵn gỗ nguyên liệu và có thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ, như đầu tư vào Vùng Viễn Đông của Nga (Thị trường Nga hàng năm ti u thụ đồ gỗ từ 5-7 tỷ USD, trong đó 60% là nhập khẩu).

- Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia phát triển rừng trồng; Khuyến khích cấp chứng chỉ cho rừng trồng.

74

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 78 - 81)