Đầu tư ngoài ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 34 - 35)

1. Thực trạng cơ cấu ngành lâm nghiệp

1.4.4.Đầu tư ngoài ngân sách nhà nước

Trong giai đoạn 2001-2010, nguồn vốn cho trồng RSX, chế iến l m sản, làm giàu rừng, chứng chỉ rừng, ... được huy động từ các nguồn ngoài NSNN như vốn tín dụng, FDI, tổ chức ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cá nh n, công đồng d n cư thôn và nguồn khác ( ảng 15).

ảng 15. Tổng hợp đầu tư từ nguồn vốn ngoài ng n sách nhà nước

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Giai đoạn Tổng Tỷ lệ %

2001 - 2005 2006 - 2010

Tổng cộng 16.033.969 24.562.242 40.596.211 100

1 Tín dung 821.666 1.092.417 1.914.083 4,71

2 Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 10.324.058 12.026.000 22.350.058 55,05

Trồng rừng 246.400 208.180 454.580 1,12

Chế biến 10.077.658 11.817.820 21.895.478 53,93

3 Tổ chức ngoài quốc doanh 525.469 1.312.867 1.838.336 4,53 4 Hộ gia đình, cá nhân, CĐ dân cư 4.362.776 9.637.622 14.000.398 34,49

5 Thu từ DVMTR 493.336 493.336 1,22

Vốn FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư ngoài ng n sách cho phát triển l m nghiệp, chiếm 55%. Đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010 cho trồng rừng có xu hướng giảm so với giai đoạn 2001-2005, mặc dù giai đoạn này có tới 7 dự án li n doanh trồng rừng (giai đoạn 2001 - 2005 chỉ có 1 dự án), nhưng vốn đầu tư trong lĩnh vực CBG lại tăng. Tổng nguồn vốn đầu tư cho trồng rừng 454.580 triệu đồng chỉ ằng 2% tổng vốn đầu tư cho chế iến (21.895.478 triệu đồng). Vốn đầu tư cho CBG của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 tăng khoảng 16,4% so với giai đoạn 2001- 2005. Về số dự án, theo số liệu thống k không đầy đủ của Tổng cục Thống k , lĩnh vực CBG chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án đăng ký (13/32) và số dự án đã đầu tư hoạt động (9/22). Tiếp theo là lĩnh vực trồng rừng - chế iến 8/32 dự án đăng ký và 6/22 dự án đã hoạt động; lĩnh vực trồng RPH, môi trường, l m nghiệp xã hội số dự án đăng ký là 7/32 và số dự án hoạt động 6/22. Các lĩnh vực trồng rừng nguy n liệu đứng cuối cùng với 4/32 dự án đăng ký và chỉ có 1/22 dự án đang hoạt động. Điều này thể hiện lĩnh vực chế iến l m sản đã và đang có sức hút lớn đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng trong khi các nhà tài trợ ODA quan t m nhiều hơn tới lĩnh vực phát triển và sử

28 dụng RPH, RĐD nhằm V&PTR, ảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng thì các nhà đầu tư nước ngoài lại chú ý nhiều hơn tới các hoạt động trồng RSX kết hợp CBG.

Đầu tư trồng rừng từ nguồn vốn cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư ngoài ng n sách (34.49%). Vốn đầu tư cho trồng rừng của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng có xu hướng tăng nhanh đáng kể. Giai đoạn 2006-2010 tăng hơn hai lần so với giai đoạn 2001-2005. Đ y là một thực tế chứng minh chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Nhà nước là đúng qui luật, phù hợp cơ chế kinh tế thị trường. Mặt khác, việc vốn đầu tư trồng rừng từ các hộ gia đình, cá nh n, cộng đồng sống tr n các vùng đất lâm nghiệp tăng nhanh thể hiện nhu cầu, nguyện vọng của người d n sơn tràng mong muốn phát triển sinh kế từ rừng. Điều này được minh chứng bởi diện tích rừng trồng của khu vực hộ gia đình đã tăng từ 731.000 ha năm 2002 l n 1.519.000 ha năm 2011, trong khi đó diện tích rừng trồng của các chủ rừng khác ít biến động trong giai đoạn 2001-2011.

Vốn tín dụng và vốn từ khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư ngoài ng n sách cho phát triển lâm nghiệp, tương ứng với 4,7% và 4,5% và đều có xu hướng tăng. Nguồn thu từ chi trả DVMTR để tái phục vụ cho các hoạt động trồng rừng và phát triển lâm nghiệp hiện đang chiếm tỷ trong nhỏ (1,22%), tuy nhiên nguồn thu này sẽ ngày càng tăng theo xu hướng phát triển tăng của kinh tế xã hội đất nước. Theo dự báo, tiềm năng về nguồn thu từ chi trả DVMTR còn rất lớn; hàng năm, chỉ tính riêng từ thủy điện, nếu thu đủ có thể đạt gần 1.000 tỷ đồng/năm.

Như vậy, trong giai đoạn 2001 - 2010, cơ cấu và xu hướng sử dụng vốn đầu tư trong ngành L m nghiệp đã có sự chuyển động, thay đổi rất rõ rệt. Nguồn vốn FDI chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực CBG và trồng rừng nguy n liệu chiếm tỷ trọng lớn, sau đó là vốn đầu tư trồng rừng từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các hộ gia đình, cá nh n và cộng đồng. Các hoạt động của ngành lâm nghiệp cho ảo vệ, PTR, ảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn từ NSNN.

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 34 - 35)