Nâng cao giá trị sản xuất ngành

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 70 - 72)

4. Giải pháp

4.2. Nâng cao giá trị sản xuất ngành

a) Nâng cao chất lượng rừng, tập trung vào RSX: phát triển rừng trồng sản xuất có năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ (gỗ lớn):

- Tổ chức triển khai thực hiện: Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2020; Đề án n ng cao năng suất rừng và chất lượng rừng.

+ Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2020, chọn tạo được ít nhất 10 - 15 giống mới (keo, bạch đàn và một số giống trồng rừng chính).

+ Đề án n ng cao năng suất rừng và chất lượng rừng ở Việt Nam: phát triển rừng trồng sản xuất có năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ (gỗ lớn); xác định tập đoàn loài cây phù hợp cho trồng rừng sản xuất và trồng c y ph n tán đáp ứng nhu cầu gỗ chế biến cho 6 - 8 vùng sinh thái có diện tích trồng rừng lớn; xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh rừng trồng bền vững.

- Để nâng cao chất lượng rừng giai đoạn 2011 - 2020, tập trung vào các giải pháp sau:

64 + Giao đất, cho thu đất; tích tụ đất và liên kết, liên doanh trồng RSX. Ưu ti n tập trung giải quyết vấn đề rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nh n, cộng đồng, doanh nghiệp trồng RSX/cũng như kinh doanh rừng trồng gỗ lớn.

+ Điều tra, nghiên cứu xác định loài cây trồng chủ đạo có năng suất cao, có thể phát triển thành gỗ lớn, phù hợp với yêu cầu chế biến đồ gỗ xuất khẩu, được ưa chuộng trên thị trường.

b) Đẩy mạnh trồng c y ph n tán để tạo nguồn gỗ gia dụng tại chỗ đặc biệt ở hai vùng đồng bằng sông Hồng, vùng ven biển Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long;

c) Triển khai đầy đủ các hoạt động DVMTR, bao gồm cả thị trường các bon; nghiên cứu xây dựng giải pháp công nghệ phục vụ theo dõi, giám sát tài nguyên và môi trường rừng, tiềm năng dịch vụ môi trường rừng.

d) Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre, quế, hồi...:

- Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng. Cần đặc biệt chú trọng phát triển ván sợi ép.

- Các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn là đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm tinh chế từ lâm sản ngoài gỗ. Ngoài các thị trường lớn là mang tính truyền thống Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản ra cần phải quan tâm phát triển những thị trường có nhiều tiềm năng mới như Đông Âu, Trung Đông, thị trường nội địa ...

- Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời triển khai xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm có hiệu quả đối với cả thị trường trong và ngoài nước.

- Xây dựng các vùng cung cấp nguyên liệu tập trung gắn với các trung t m C G và đồ gỗ. Quản lý bền vững và có hiệu quả tổng diện tích RSX được quy hoạch là 8,4 triệu ha, trong đó có 3,63 triệu ha rừng tự nhiên và 4,15 triệu ha rừng trồng, sử dụng nguyên liệu cây công nghiệp tập trung và quản lý sử dụng rừng bền vững theo hướng đa mục đích. Phục hồi rừng và sản xuất nông, lâm kết hợp trên diện tích đất 0,62 triệu ha rừng tự nhiên nghèo kiệt. Thực hiện các biện pháp trồng rừng và khai thác hiệu quả để hình thành rừng gỗ lớn thay thế nhập khẩu.

- Xây dựng các cơ sở sơ chế nhỏ tại chỗ để nâng cao giá trị gia tăng của gỗ (sản xuất gỗ xẻ, gỗ thanh, tận thu dăm gỗ);

đ) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp (đường giao thông, đường ăng cản lửa ., thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng) bằng NSNN và của các

65 doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất (vân chuyển cây giống, ph n ón, đi lại, vận suất vận chuyển gỗ khai thác, phòng chống cháy rừng)

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)