Quy hoạch rừng và tổ chức quản lý rừng

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 49 - 51)

1. Thực trạng cơ cấu ngành lâm nghiệp

1.7.2.Quy hoạch rừng và tổ chức quản lý rừng

a) Quy hoạch rừng

Thực hiện Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, rừng được quy hoạch thành 3 loại RĐD, RPH và RSX. Việc quy hoạch diện tích theo 3 loại rừng trong những năm qua đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là trong điều kiện phần lớn tài nguyên rừng thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, quy hoạch diện tích 3 loại rừng đến nay cũng đã nảy sinh những bất cập, rất cần được xem xét sửa đổi cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển ngành trong giai đoạn phát triển mới.

Với tổng diện tích có rừng năm 2011 là 13,515 triệu ha, chiếm 41% diện tích tự nhiên của cá nước nhưng đóng góp của ngành vào GDP thấp (khoảng 0,7%), ngành lâm nghiệp chưa thực sự trở thành ngành kinh tế. Với trên 6,6 triệu ha RSX, trong đó có khoảng 2,4 triệu ha rừng trồng, nhưng do chất lượng rừng thấp, cùng với việc hạn chế khai thác rừng tự nhi n, n n chưa đáp ứng được nguyên liệu cho chế biến gỗ.

Phần lớn diện tích rừng do tổ chức nhà nước quản lý (63%), hiệu quả sử dụng rừng chưa cao. Việc quy hoạch diện tích 3 loại rừng theo tỷ lệ hiện nay cũng như trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Chiến lược phát triển lâm nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với mục tiêu kinh tế. Về thực chất rừng nào cũng có chức năng phòng hộ, kể cả đó là RSX hay rừng đặc dụng. Vì vậy, việc rà soát đánh giá lại quy hoạch rừng, duy trì hợp lý diện tích rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, chuyển số diện tích rừng còn lại sang phát triển vùng rừng nguyên liệu tập trung, phát triển và khai thác rừng một cách có hiệu quả, bền vững trong giai đoạn tới là quan trọng và cần thiết.

b) Tổ chức quản lý rừng

Giai đoạn 2000 - 2011, lâm nghiệp Việt Nam đã chuyển thành nền lâm nghiệp với sự tham gia của cả 5 thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế đã hình thành và phát triển nhiều loại hình tổ chức quản lý rừng khác nhau; chính sách có tác động mạnh nhất đến việc hình thành các loại hình tổ chức này là chính sách giao đất, giao rừng.

43 - Ban quản lý rừng với 420 ban hiện đang quản lý trên 4,5 triệu ha rừng trong đó có gần 4 triệu ha rừng tự nhi n, nhưng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, sản xuất kinh doanh dịch vụ chưa mang hiệu quả.

- CTLN được nhà nước giao quản lý 1,9 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó diện tích có rừng trên 1,7 triệu ha nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ kém hiệu quả:

+ CTLN được Nhà nước giao quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn, đã trải qua 4 lần sắp xếp, chuyển đổi nhưng chưa trở thành các đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả và PTR bền vững. Diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ thấp. Quyền sử dụng đất đai không rõ ràng. Việc rà soát và xác định rõ diện tích, ranh giới, trạng thái các loại rừng tr n ản đồ và thực địa; xác định giá trị quyền sử dụng đối với RSX tự nhi n và giá trị quyền sở hữu rừng trồng để làm cơ sở x y dựng phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển chưa được thực hiện. Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, x m hại rừng vẫn xảy ra nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. CTLN thiếu vốn đầu tư trồng rừng, nên đất bị bỏ hoang hoá người dân địa phương đến xâm canh, lấn chiếm...

+ Phần lớn diện tích RSX là RTN nghèo chưa có các iện pháp nhằm phục hồi, nuôi dưỡng, làm giàu rừng. Phần lớn các CTLN chưa x y dựng phương án QLRBV, một số CTLN mới xây dựng phương án điều chế rừng. Các CTLN có RSX là RTN chưa đủ điều kiện khai thác gặp nhiều khó khăn, không có các nguồn thu nhập nào khác. Hàng hóa do các CTLN sản xuất ra mới chỉ dừng lại ở nguy n liệu thô, án thành phẩm, giá trị kinh tế thấp.

+ Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và th m canh còn hạn chế, mới chỉ tập trung tại một số CTLN của Tổng công ty Nhà nước và một số CTLN có điều kiện, có nguồn vốn; hầu hết các CTLN thiếu vốn đầu tư để thâm canh rừng dẫn đến tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động chưa được phát huy tốt. Tuy sản lượng gỗ từ rừng trồng đã tăng trong thời gian qua nhưng chủ yếu gỗ từ rừng trồng có kích thước nhỏ, thích hợp với việc làm ột giấy, dăm gỗ, giá trị kinh tế rất thấp; thiếu các giải pháp để PTR trồng gỗ lớn phục vụ cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.

+ Phần lớn các CTLN sau chuyển đổi có số vốn rất thấp, chỉ đáp ứng 40- 50% vốn điều lệ theo quy định (tối thiểu 30 tỷ VNĐ) trong khi đó tỷ lệ vốn cấp từ chủ sở hữu là Nhà nước không được ổ sung.

+ Một số cơ chế, chính sách áp dụng đối với CTLN đã không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi, ổ sung; thiếu cơ chế, chính sách đặc thù đối với CTLN.

- Diện tích rừng và đất l m nghiệp thực hiện giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp, có nơi giao khoán không đúng đối tượng, đất giao khoán ị chuyển nhượng, cho thu lại, chuyển đổi mục đích sử dụng ất hợp pháp; có nơi có tình trạng “phát canh thu tô”. Quy mô sản xuất quá nhỏ,

44 phân tán, vốn ít n n chỉ chú trọng gỗ nhỏ, sản xuất mang tính quảng canh, hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp...

- Kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp chưa phát triển, đặc biệt thiếu sự liên kết giữa các tổ chức nhà nước với hộ gia đình, cá nh n và cộng đồng; giữa các loại hình tổ chức quản lý rừng với doanh nghiệp chế biến lâm sản. Mô hình hợp tác công tư, đồng quản lý rừng…. hiện còn rất mới đối với Việt Nam, cần được thử nghiệm và nh n rộng.

c) Vì vậy, việc rà soát, đánh giá lại quy hoạch rừng, đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý rừng theo hướng nâng cao quyền tự chủ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp cần được sớm triển khai thực hiện.

1.7.3. Chế biến và thương mại lâm sản

Ngành công nghiệp CBG có sự phát triển nhanh, mạnh trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay về số lượng với giá trị sản xuất cao, sức cạnh tranh sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế và khu vực được n ng cao và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường trong nước.

Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do: phân bổ không đồng đều giữa các vùng miền, thiếu quy hoạch, chưa gắn kết với vùng nguyên liệu và còn phụ thuộc nhiều vào gỗ nguyên liệu và phù liệu nhập khẩu; quy mô sản xuất nhỏ với công nghệ hạn chế; thiếu hình thức tổ chức sản xuất, liên doanh liên kết thích hợp gắn kết nhà máy chế biến với sản xuất và cung ứng nguyên liệu; Các DNCBG chưa coi trọng khai thác thị trường đồ gỗ nội địa, bỏ ngỏ thị trường đồ gỗ nội thất cho các cơ cở chế biến nhỏ, làng nghề gỗ và đồ gỗ nhập khẩu; số lượng và chất lượng đội ngũ công nh n CBG chưa đáp ứng yêu cầu.

Để chế biến và thương mại lâm sản phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới, cần triển khai tốt quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ, gắn với vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu De-an-TCC-BC-chinh1 (Trang 49 - 51)