Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực Nam của Tổ quốc, trải dài từ 110 - 8030’ vĩ độ Bắc (từ Long An đến Cà Mau) và từ 103050’ - 106050’ kinh độ Đông (từ Kiên Giang đến Bến Tre). Phía Bắc và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh; Phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan; Phía Đơng và Đơng Nam giáp biển Đơng. Vùng có hơn 340 km đường biên giới trên bộ giáp Campuchia, bờ biển dài hơn 700 km chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia, hơn 360 ngàn km2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo.
Vùng gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An (trong đó có 4 tỉnh nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm của vùng là: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau). Tính đến năm 2018, tổng diện tích tự nhiên tồn vùng 40.816 km2, chiếm 12,32% diện tích cả nước; Trong đó, diện tích đất SX nơng nghiệp là 2.618,1 nghìn ha, chiếm 64,25% diện tích tự nhiên vùng và bằng 22,75% diện tích đất SX nơng nghiệp cả nước, vào mùa mưa lũ diện tích ngập nước đạt vào khoảng 25% đến 50% tùy theo năm. Vùng sinh thái ngập nước rất quý hiếm này đã tạo ra tiềm năng, thế mạnh vượt trội để phát triển nông nghiệp, thủy sản và cây ăn quả.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở khu vực cũng như thế giới, là vùng SX lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản và vùng cây ăn quả nhiệt đới lớn của cả nước. Với vị trí, nằm giáp vương quốc Campuchia, gần Tây Nguyên là những vùng đất có nguồn tài ngun khống sản, rừng phong phú, thuận lợi cho việc phát triển giao lưu và hợp tác kinh tế; có đường giao thơng hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng kết nối giữa Nam Á với Đông
Á cũng như với châu Úc cùng các quần đảo khác thuộc Thái Bình Dương, có vị trí rất quan trọng cho giao lưu quốc tế; Vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, phát triển du lịch và là vùng trọng điểm về NN, nắm giữ vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia và đóng góp cho an ninh lương thực thế giới, an ninh quốc phòng của cả nước.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất theo địa phương của vùng ĐBSCL 2018
Đơn vị tính: Nghìn ha
Tổng diện Trong đó
tích
Đất SX Đất lâm Đất chun Đất ở nơng nghiệp nghiệp dùng
Cả nước 33.123,6 11.508,0 14.910,5 1.874,3 714,8 ĐBSCL 4.081,4 2.618,1 253,6 245,4 127,2 Long An 449,6 318,2 29,3 38,7 26,6 Tiền Giang 251,2 179,5 3,0 14,3 10,0 Bến Tre 239,5 140,5 7,0 11,0 8,1 Trà Vinh 235,6 147,8 7,7 13,6 4,9 Vĩnh Long 152,4 119,7 10,1 6,0 Đồng Tháp 338,3 260,3 11,1 25,6 14,6 An Giang 353,6 282,7 11,6 24,2 13,5 Kiên Giang 634,8 463,0 71,1 29,7 13,7 Cần Thơ 143,9 112,3 11,9 8,2 Hậu Giang 162,2 135,9 4,3 11,3 4,5 Sóc Trăng 331,4 213,2 9,8 20,8 5,7 Bạc Liêu 266,8 101,8 3,7 10,8 4,9 Cà Mau 522,1 143,2 95,0 23,4 6,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê 2018. Nxb Thống kê, Hà Nội,
2019.
Về địa hình, tương đối bằng phẳng, mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch phân bố rất dày, thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta. Phần lớn đất đai nằm ở vị trí trũng, thấp nên dễ bị lún và có nơi bị ngập lũ hàng năm. Dọc theo biên giới phía Bắc tiếp giáp với Campuchia vùng có cao độ mặt đất khoảng 1,5 m trên mực nước biển trung bình; một vài khu vực có đá lộ thiên ở vùng Tứ giác Long Xun có địa hình bằng phẳng, cao độ trung bình xấp xỉ 0,8m trên mực nước biển. Nền đất
vùng thuộc dạng đất yếu (bùn sét, bùn sét pha, bùn cát pha), có diện phân bố rộng rãi, chiếm vị trí từ phía Nam sơng Vàm Cỏ Đơng đến tận mũi Cà Mau.
Đồng bằng sơng Cửu Long có một nền nhiệt cao và ổn định trong tồn vùng, đảm bảo cho tổng tích ơn nhiệt cả năm đạt tới trị số 9.800-10.0000C. Vùng có chế độ mây khơng cao, số giờ nắng trung bình cả năm vào khồng 2.226-2.709 giờ đã tạo ra giá trị bức xạ trực tiếp cao, tổng lượng bức xạ trong năm dao động từ 148-162 Kcal/cm2/ngày. Nhiệt và nắng là những lợi thế giúp cho vùng phát triển nông nghiệp nhiệt đới với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong SX và trong CDCC SX.
Đồng bằng sơng Cửu Long có 2 mùa tương phản: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa nhỏ không đáng kể. Theo số liệu quan trắc của ngành Khí tượng - thủy văn cho thấy, lượng mưa bình quân cả vùng đạt 1.520-1.580 mm, nhưng phân bố khơng đều ở mọi nơi, điển hình khoảng 1.000 mm tại Tiền Giang, đến 2.400 mm tại Cà Mau, 2.040 mm tại Rạch Giá và 1.520 mm tại Cần Thơ... Vì vậy đã tạo ra những trở ngại đáng kể cho SX nông nghiệp và đời sống cư dân của Vùng. Cụ thể, mùa mưa thường kèm với ngập lũ cho khoảng 50% diện tích tồn đồng bằng; mùa khơ thường thiếu nước tưới cho cây trồng, gây khó khăn trong SX, nhất là ở khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn… đã làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của SX NN.
Tài nguyên đất, ĐBSCL được tạo thành do trầm tích sơng ngịi và khống sinh phèn (pyrite), khoảng 60% diện tích đất của vùng từ chua đến rất chua. Vùng có 8 nhóm đất chính: Đất phù sa, phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sông Tiền và sông Hậu, chiếm diện tích khoảng 1.184.857 ha (chiếm 31,66% diện tích đất đai tồn vùng, khoảng 1/3 tổng diện tích đất phù sa của cả nước), đây là một trong những loại đất được khai thác khá lâu, khả năng đáp ứng với phân bón tốt, cho năng suất cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn trái...); Đất phèn, phân bố tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên, vũng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau với tổng diện tích 1.600.263 ha
(chiếm hơn 40% diện tích tồn vùng), được khai thác để trồng lúa; Đất mặn, phân bố dọc theo vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan, chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập nước biển vào hệ thống kênh rạch, chiếm diện tích khoảng 744.547 ha, dùng trồng lúa có năng suất và chất lượng cao, thuận lợi cho việc ni trồng thuỷ sản; Đất xám, có
diện tích khoảng 134.656 ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, thích hợp việc trồng cây ăn quả và các loại cây hoa màu như: đậu các loại, rau màu, thuốc lá... đối với nơi có địa hình cao, cịn địa hình thấp có khả năng trồng lúa hoặc luân canh, lúa màu; Đất than bùn, chủ yếu ở vùng U Minh ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, đang được sử dụng dưới hình thức khác nhau, có nơi lên luống trồng rau, sắn, dứa; Đất đỏ vàng, có diện tích 2.420 ha, chiếm 0,06% diện tích điều tra, được phân bố chủ yếu ở An Giang, Kiên Giang, thích hợp với việc trồng cây cơng nghiệp lâu năm, trồng rừng; Đất xói mịn, có diện tích 8.787 ha, chiếm 0,23% diện tích điều tra, được phân bố chủ yếu ở An Giang, Kiên Giang, nơi đây đang thực hiện chương trình trồng rừng; Đất cát, có diện tích 43.318 ha, chiếm 1,16%, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tài nguyên nước, nguồn nước mặt ở ĐBSCL khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông thiên nhiên và hệ thống kênh đào chằng chịt, mang nguồn nước dàn trải rộng khắp, chủ yếu nhất là 2 hệ thống sông: Cửu Long và Vàm Cỏ. Chế độ dịng chảy trên các sơng chịu ảnh hưởng mạnh của dịng chảy sơng Mê Kơng, thủy triều biển và chế độ mưa nội đồng. Chất lượng nước mặt trên dịng chính từ thượng nguồn về có sự thay đổi theo mùa. Hàm lượng các chất hòa tan cao hơn trong mùa kiệt và thấp hơn trong mùa lũ. Đặc biệt trong những tháng đầu mùa nước lũ tải nhiều phù sa, rất hữu ích cho phát triển nông nghiệp. Hằng năm, vùng nhận khoảng 150 triệu tấn phù sa và ngày càng có xu hướng tăng dần về lượng.
Tài ngun rừng, Vùng có tổng diện tích đất lâm nghiệp 248,4 ngàn ha, chủ yếu là rừng ngập mặn và chua phèn ven biển được phân bố tập trung ở Kiên Giang và Cà Mau, diện tích đất rừng ở Cà Mau là 89,7 ngàn ha, của Kiên Giang là 71,1 ngàn ha, diện tích rừng cịn lại phân bố rải rác ở các tỉnh trong vùng, riêng Vĩnh Long khơng có
rừng. Rừng ngập nước ở Cà Mau và một phần Kiên Giang thuộc loại rừng đặc biệt thuộc loại quý, hiếm trên thế giới. Tài nguyên đất và nước phong phú đã tạo cho vùng tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhờ biết tận dụng khai thác nuôi, trồng nên nững năm gần đây diện tích mặt nước ni trồng thủy sản của vùng đang tăng nhanh chóng.
Vùng ven biển ĐBSCL thuộc dạng đồng bằng châu thổ của hệ thống sơng Cửu Long có hệ sinh thái đa dạng, với hệ sinh thái rừng ngập mặn rất lớn diện tích lên đến trên 80 ngàn ha. Đây là tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với rừng ngập mặn. Tồn vùng có khoảng 42 ngàn ha diện tích có khả năng phát triển ni sinh thái trong rừng ngập mặn, chiếm 51% diện tích rừng ngập mặn.
Dọc theo các triền sông Hậu và sông Tiền, đặc biệt các vùng thượng và trung lưu hệ thống sông như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và Hậu Giang có thế mạnh phát triển ni thủy sản nước ngọt. Ngồi ra, lưu vực sơng Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây thuộc địa phận tỉnh Long An cũng có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi nước ngọt.