1 xã Cả nước 8.088 2,
5.3.2.2 Những giải pháp về đột phá
Để phát triển được tương xứng với lợi thế, tiềm năng về NN, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả… ĐBSCL rất cần sự quan tâm đặc biệt hơn nữa của Đảng, Nhà nước thông qua những cơ chế đặc thù ưu tiên cho vùng. Với hướng tiếp cận vấn đề trực diện về cơ chế giúp cho vùng có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, theo Ncs nên tập trung vào một số giải pháp có tính đột phá sau:
Một là, đẩy mạnh liên kết vùng. Một khi có được những cơ chế, chính sách cho
phạm vi từ tiểu vùng đến toàn vùng để ĐBSCL thực hiện được thật sự liên kết vùng trên nhiều cấp độ: nội vùng (trong đó có kể đến cả các tiểu vùng), với các vùng kinh tế khác của cả nước (5 vùng kinh tế) và các vùng kinh tế của một số quốc gia khác… Như vậy, sẽ tạo ra được sự kết nối, mang lại giá trị gia tăng cao trong SX kinh doanh của chuỗi giá trị ngành NN ĐBSCL nói riêng, vươn ra phạm vi tồn quốc, khu vực, tồn cầu nói chung. Với nơng nghiệp của ĐBSCL, thời gian gần đây đã là “điểm chú ý” của các nhà đầu tư Nhật Bản (quốc gia có thế mạnh phát triển NN, NN cơng nghệ cao, vùng kinh tế phát triển NN…), hiện các nhà đầu tư này rất muốn nhanh chóng cụ thể hóa quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam – Nhật Bản.
Cần hồn thiện Ban Điều phối vùng ĐBSCL để có được một cơ quan điều phối thống nhất chung cho vùng vận hành có hiệu quả, nhằm thật sự tạo được liên kết giữa các vùng của ĐBSCL với nhau cũng như các tiểu vùng của vùng kinh tế trọng điểm. Chỉ như vậy mới phát huy được lợi thế so sánh của từng địa phương; tránh được tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lắp, lãng phí, mạnh địa phương nào địa phương nấy làm. Theo phân vùng tại Quyết định số 939/QĐ-TTg ở Đồng bằng sơng Cửu Long hiện có 3 vùng kinh tế: Vùng kinh tế trọng điểm (bao gồm các tỉnh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau), được quy hoạch là trung tâm lớn về SX lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản; Vùng Bắc sơng Tiền (bao gồm phần phía Đơng của tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang), được quy hoạch tập trung phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; Vùng Đồng Tháp Mười (bao gồm các huyện phía Tây của hai tỉnh Long An, Tiền Giang và toàn tỉnh Đồng Tháp), quy hoạch phát triển SX nông nghiệp theo hướng né lũ, nghiên cứu CDCC cây trồng và cơ cấu SX để tăng hiệu quả thu nhập. Ngồi ra, riêng cho Vùng kinh tế trọng điểm cịn được chia thành 4 tiểu vùng, đó là Tiểu vùng Trung tâm, Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, Tiểu vùng bán đảo Cà Mau và Khu vực hải đảo (theo Quyết định số 245/QĐ-TTg). Các quy hoạch vùng, tiểu vùng này cho đến nay cũng chỉ nằm trong các quyết định đã được phê duyệt, chưa có khả năng triển khai phát triển đúng như hoạch định, nguyên nhân chính vẫn là vận hành chưa hiệu quả.
Hai là, hình thành một số mơ hình kinh tế mới, đặc biệt giúp cho ĐBSCL phát
huy được lợi thế phát triển NN. Đó là, đặc khu kinh tế (hay khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở…) nông nghiệp ĐBSCL. Đặc khu kinh tế này cần được hưởng những quy chế đặc thù trong chính sách đầu tư như: bộ máy quản lý hành chính tinh gọn, ít tầng nấc trung gian, các chính sách đầu tư về thuế quan, doanh nghiệp dừng chân thực sự được hưởng những ưu đãi vượt trội hơn so với những thể chế đầu tư ngồi đặc khu… Các chính sách ưu tiên đầu tư vào Đặc khu cần được quan tâm hướng tới cho phát triển NN, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành NN là chủ yếu. Chú trọng xây dựng cơ chế thu hút đầu tư vào các tỉnh, thành phố trong vùng, nhất là vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL để làm đầu tàu lôi kéo và thúc đẩy các nơi khác và đầu tư cho các địa phương cịn nhiều khó khăn để thu hẹp khoảng cách; chính sách đồng bộ bảo hộ cho ND ĐBSCL SX NN. Chú trọng đến tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho mọi TPKT đầu tư phát triển bằng đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch trong nước và ở nước ngồi; huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các TPKT; tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và SX, kinh doanh phát triển.
Cần lưu ý, những mơ hình này chỉ có thể áp dụng khi thực hiện cải cách hành chính đồng bộ; có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các địa phương, Bộ, ban ngành kể cả các chủ thể kinh tế trong vùng vì mục tiêu phát triển NN cho ĐBSCL; hơn nữa, có sự liên kết vùng. Khi triển khai mơ hình cần thận trọng đánh giá lợi thế so sánh cũng như bảo đảm nhu cầu thị trường sẽ dẫn dắt phát triển sản xuất.
Ba là, đẩy mạnh phát triển hạ tầng trong vùng. Hình thành cơ bản hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ với một số cơng trình hiện đại để tạo đột phá thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Trước mắt, cần tập trung rà sốt và hồn chỉnh các quy hoạch kết cấu hạ tầng trong từng tỉnh, thành của vùng để tiếp tục đầu tư tránh trùng lặp và bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực mang lại hiệu quả cao của nền kinh tế. Rà soát, cập nhật chiến lược và các quy hoạch chuyên ngành cho phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2020. Xây dựng trung tâm nghiên cứu ứng dụng KH-CN nghệ
phục vụ cho vùng và các viện nghiên cứu chuyên môn (sinh học công nghệ, nuôi trồng thủy sản…) đặt tại một số tỉnh, thành của vùng có lợi thế phát triển mạnh từng loại sản phẩm. Đầu tư thành lập ngân hàng giống, vườn ươm nông nghiệp công nghệ cao… Đây là những đầu tư cơ bản ban đầu cho phát triển nơng nghiệp, qua đó mới thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư có tiềm năng, tâm huyết muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL.