Để thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung, thực hiện CNH, HĐH NN, NT nói riêng thành cơng thì việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở NT là rất cần thiết. Bởi lẽ, khi kết cấu hạ tầng được đầu tư đúng mức thì các yếu tố khác của CNH, HĐH mới có thể triển khai thực hiện được.
Quá trình thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở NT cần hướng tới việc huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết những vấn đề cơ bản như tắc nghẽn, quá
tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH tương đối đồng bộ. Trong đó cũng cần xây dựng một số cơng trình trọng điểm, hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững KT - XH, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó được với BĐKH và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng NTM nhằm thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống nhân dân, cùng với việc phải bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.
Việc phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH cần ưu tiên tập trung nguồn lực cho 4 lĩnh vực: (i) Hạ tầng giao thông, phải bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau, với các đầu mối giao thông cửa ngõ liên tỉnh bằng hệ thống giao thơng đồng bộ, có năng lực vận tải được nâng cao, năng lực giao thơng được thơng suốt, an tồn; (ii) Hạ tầng cung cấp điện, phải bảo đảm cung cấp đủ điện cho SX và sinh hoạt của người dân, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước nhưng đi đôi với việc tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng; (iii) Hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với BĐKH, phải bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho SX NN phát triển, chú trọng đến phục vụ cho diện tích lúa 2 vụ, các vùng cây công nghiệp và nguyên liệu, nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Đồng thời, chủ động phòng, tránh bão, lũ, ứng phó với BĐKH và nước biển dâng; (iv)
Hạ tầng đô thị lớn, cần từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại, về cơ bản giải quyết
tốt tình trạng ách tắc giao thơng, úng ngập, cung cấp ổn định điện, nước và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bên cạnh việc ưu tiên tập trung vào 4 lĩnh vực trên, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH cũng cần dựa trên quan điểm: (i) Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH phải hiện đại, đồng bộ trong cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước nhưng có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng nhằm tạo sự đột phá và có tác động lan toả lớn, cùng với việc tăng cường công tác quản lý trong khai thác sử dụng cơng trình; (ii) Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội cả trong lẫn ngoài nước vào phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH nhưng bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, ưu tiên vốn ngân sách tập trung đầu tư cho các cơng trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội; (iii) Xem việc phát triển kết cấu hạ tầng là
sự nghiệp chung, là quyền lợi và nghĩa vụ của toàn xã hội, nên mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp. Nhưng phải bảo đảm lợi ích hài hồ giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, cụ thể là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; (iv) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cũng cần phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh, thu hẹp khoảng cách vùng miền và gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với BĐKH.
Cũng cần lưu ý rằng, chúng ta đầu tư kết cấu hạ tầng vật chất là cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây mới có trọng tâm, trọng điểm, nhất là ở những khâu đang cản trở sự phát triển, tập trung vào những khâu ách tắc nhất. Chỉ như vậy mới tạo được điều kiện cho mở rộng đầu tư phát triển, đặc biệt là thu hút đầu tư vốn đầu tư từ bên ngoài.