Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-dong-bang-song-cuu-long-den-nam-2025183 (Trang 74 - 76)

Hồng và một số quốc gia, cùng với những những bài học kinh nghiệm

2.5.1 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở đồng bằngsông Hồng sông Hồng

Bước vào thời kỳ đổi mới các tỉnh, thành vùng đồng bằng sơng Hồng nhanh chóng thực hiện quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng vào cuộc sống bằng sự sáng tạo, phát huy lợi thế của từng địa phương trong vùng với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nhờ vậy, đến

nay NN, NT của các tỉnh, thành vùng đồng bằng sơng Hồng bước đầu đã có được diện mạo mới theo hướng CNH, HĐH, phát triển nhanh LLSX ngành kinh tế NN cùng với xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX; CDCC kinh tế NN, NT theo hướng hợp lý trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh, thành.

Quá trình thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT ngành NN trong vùng đã phát triển cả về quy mơ, chất lượng, giá trị SX. Cụ thể: Trình độ SX NN được nâng lên, nhiều thành tựu KH-CN SX mới được áp dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tính đến năm 2010, hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngơ, 60% diện tích mía, bơng, cây ăn quả... được dùng giống mới. Đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong tuyển chọn tạo giống, nhân giống những giống nội địa cịn ít. Từng bước hồn thiện cơng nghệ ni tơm cơng nghiệp, ni tơm trên cát. Mơ hình cánh đồng 50-70 triệu đồng/ha được hình thành và phát triển ở nhiều nơi có điều kiện.

NN vùng đồng bằng sông Hồng tiếp tục phát triển khá bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Tổ chức SX NN đã có sự thay đổi theo chiều hướng CNH, HĐH nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Một số vùng chun canh SX hàng hóa nơng sản như vùng SX lúa chất lượng cao, SX rau an tồn, chăn ni tập trung hình thành tại vùng NT thành phố Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hưng Yên...

Qua triển khai tốt ứng dụng tiến bộ KH-CN nên vùng đồng bằng sông Hồng đã cải biến được nền NN manh mún, lạc hậu trở thành nền NN SX hàng hóa theo hướng giá trị gia tăng cao. Vùng đồng bằng sơng Hồng đã giữ vị trí đi đầu trong cả nước việc xây dựng thí điểm các khu NN công nghệ cao, nhằm tăng cường chuyển giao KH-CN tiên tiến cho ND, đưa SX NN trong vùng lên trình độ hiện đại, các khu NN công nghệ cao được xây dựng thí điểm tại 2 thành phố Hà Nội và Hải Phịng.

Trong ứng dụng cơ giới hóa cho NN, ND vùng đồng bằng sơng Hồng dùng máy móc trong các khâu làm đất, thu hoạch và chế biến sản phẩm đã được sử dụng đại trà cùng với áp dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình canh tác tiên tiến theo phương pháp “Ba giảm, ba tăng”, IPM, VietGAP, GloGAP vào SX cây

trồng. Ứng dụng cơ giới hóa cịn được triển khai trong chăn ni, nhiều phương pháp chăn ni kiểu cơng nghiệp, bán cơng nghiệp, an tồn sinh học cũng được triển khai ngày càng rộng rãi.

Biết khai thác lợi thế sẵn có, hầu như tất cả các tỉnh trong vùng đều thực hiện phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều nhất là ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định. Nhờ vậy không chỉ phát triển được công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động NT mà các tỉnh cịn khơi phục và phát triển làng nghề truyền thống tránh đi tình trạng có phần bị mai một như trước đây. Đồng thời hoạt động làng nghề đã có bước chuyển mới trong nhận thức, phục vụ cho du khách góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế, gắn với bảo vệ môi trường, tạo được giá trị gia tăng cao.

Dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đảng và chính quyền các tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng đã cùng nhân dân nỗ lực cố gắng đầu tư nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng NT đã làm cho NT vùng có được diện mạo mới và ngày càng khởi sắc. Điển hình, hệ thống giao thơng vùng NT được đánh giá là tốt nhất so với các vùng trong cả nước; CNH, HĐN NN, NT đã giúp vùng hiện dẫn đầu trong cả nước về đời sống VH-XH, mạng lưới liên kết các vùng NT được phát triểm mạnh dọc theo các con sông, hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa, kinh tế giữa thành thị với NT trong nội vùng và các vùng trong cả nước...

Một phần của tài liệu cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-dong-bang-song-cuu-long-den-nam-2025183 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w