Phát triển lực lượng sản xuất qua thực hiện cơ khí hố, điện khí hố, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp,

Một phần của tài liệu cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-dong-bang-song-cuu-long-den-nam-2025183 (Trang 105 - 107)

thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn

Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện khá rộng việc ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu SX NN, mang lại hiệu quả nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng và vật nuôi, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu và tăng thu nhập cho ND và bảo vệ mơi trường. Ứng dụng cơ giới hóa chủ yếu được tập trung vào các sản phẩm chủ lực của vùng như SX lúa, nuôi cá Tra, tôm và trồng cây ăn quả.

Đối với cây lúa, các khâu làm đất, bơm nước, tách hạt, phun phân bón lá và thuốc trừ sâu bệnh, được cơ giới hóa với gần như 100% diện tích canh tác. Khâu gieo cấy, sau thu hoạch mới chỉ dừng ở mốc trên dưới 30% diện tích canh tác. Khâu thu hoạch lúa được cơ giới hóa bằng máy gặt đập liên hợp trên 60% diện tích canh tác.

Việc ứng dụng cơ giới hóa các khâu canh tác cho các cây trồng khác được tập trung chủ yếu vào các khâu làm đất, xây dựng mương, lên líp trồng cây, bơm nước, phun phân bón lá và thuốc trừ sâu bện, thu hoạch. Còn các khâu khác mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng thử nghiệm trên các mơ hình.

Trong ni trồng và đánh bắt thủy sản nước ngọt được triển khai ở một số khâu xây dựng ao hồ, kênh mương, chế biến thức ăn (thức ăn viên, thức ăn tổng hợp), bổ sung ô xy trong nước (máy bơm và máy sục khí), máy nạo vét đáy ao, máy cuốn lưới, … các khâu khác cịn đang sử dụng lao động thủ cơng.

Riêng chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy cầm, các trại áp dụng cơng nghệ cao có cả cơ khí hóa, tự động hóa với các thiết bị và cơng nghệ rất hiện đại nhưng tỷ lệ rất thấp, chủ yếu chăn nuôi theo hướng chăn thả theo truyền thống và chăn thả chạy ngoài đồng.

Những tiêu biểu trong phát triển ứng dụng cơ giới hóa SX nơng nghiệp ở một số địa phương ĐBSCL phải kể đến thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp... Tại Cần Thơ, các khâu làm đất, bơm tưới được cơ giới hóa hồn tồn, khâu gặt đập, phơi sấy từng bước được đầu tư, bổ sung ngày càng hoàn thiện, tổng số máy gặt đập liên hợp toàn thành phố hiện đầu tư đầu tư đến thời điểm 2015 có 511 máy (chưa kể máy thuê) đã đảm bảo thu hoạch cơ giới cao hơn 60% diện tích; hệ thống lị sấy lúa có 926 lị, đáp ứng sấy trên 49% sản lượng hè thu và đông xuân; với trên 320 cơ sở xay xát có hệ thống kho bãi, sấy, tồn trữ, bóc tách bảo đảm tốt việc thu mua sơ chế, chế biến tồn trữ phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Về thủy lợi, Tính đến năm 2017, trên địa bàn NT cả nước có 18,1 nghìn trạm bơm phục vụ SX và dân sinh. Trong đó, ĐBSCL có 4,6 nghìn trạm, chiếm 25,7%, tỷ lệ bình quân đứng thứ 2 cả nước đạt 3,6 trạm bơm/xã, Một số địa phương có số trạm bơm bình qn một xã cao là: An Giang 13,5 trạm bơm/xã; Đồng Tháp 11,3 trạm bơm/xã; Cần Thơ 9,6 trạm bơm/xã; Kiên Giang 5,9 trạm bơm/xã. Hệ thống kênh mương ở ĐBSCL có tổng chiều dài là 51,9 nghìn km, trong đó chiều dài đã được kiên cố là 7,3 nghìn km, chiếm tỷ lệ 14%. Nhiều địa phương đã kiên cố hóa phần lớn kênh mương do xã và hợp tác xã quản lý, An Giang là địa phương kiên cố hóa có tỷ lệ cao nhất nước, đạt đến 79,8%. Thực tế, do địa lý từng địa phương số lượng kênh, rạch khác nhau nên có những tỉnh được đầu tư nhiều trạm bơm, ngước lại có tỉnh ít trạm bơm, song ĐBSCL nhìn chung đáp ứng về thủy lợi được đầu tư đúng mực, có hiệu quả.

Hệ thống cung cấp nước sạch mở rộng phạm vi phục vụ, trên địa bàn nông thơn ĐBSCL có 1.060 xã được cung cấp, chiếm 82,0% tổng số xã (trong khi bình quân cả nước chỉ đạt tỷ lệ 50,1%)… Tương ứng, ĐBSCL có 3.637 cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung, chiếm 25,9%. Tính ra, số cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung đang hoạt động bình quân 1 xã ĐBSCL đạt 2,81 cơng trình/xã (đứng đầu cả nước). Một số địa phương có số cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung đang hoạt động bình quân 1 xã cao là: Long An 7,60 cơng trình/xã; Cần Thơ 5,03 cơng trình/xã; Tiền Giang 4,08 cơng trình/xã; Đồng Tháp 3,54 cơng trình/xã.

Cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung được phân bố tại 13.804 thôn trong cả nước, chiếm 17,3% tổng số thơn khu vực NT, thì ĐBSCL có 2.787 thơn, chiếm 32,4% số thơn trong vùng. Một số địa phương có trên 50% số thơn có cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung như: Long An 68,6% số thôn; Đồng Tháp 66,4%; Tiền Giang 53,7%; Cần Thơ 51,2%...

Bảng 4.8: Hệ thống trạm bơm phục vụ SX nông nghiệp trên địa bàn

ĐBSCL so với cả nước tính đến 2017

Số trạm bơm Số trạm bơm bình quân

Một phần của tài liệu cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-dong-bang-song-cuu-long-den-nam-2025183 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w