Đời sống vật chất và văn hố của nhân dân ở nơng thơn

Một phần của tài liệu cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-dong-bang-song-cuu-long-den-nam-2025183 (Trang 102 - 105)

Đời sống nhân dân được cải thiện và ngày một nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành của người dân trong vùng tăng dần theo thời gian. Cụ thể, năm 2008 đạt 940 nghìn đồng, năm 2010 đạt 1.247 nghìn đồng, năm

2014 đạt 2.327 nghìn đồng, năm 2016 đạt được 2.778 nghìn đồng và đến năm 2018 tính đạt được 3.588 nghìn đồng. Đây là vùng có mức thu nhập dù thấp hơn bình qn cả nước nhưng đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng.

Giai đoạn 2001-2005 một số chỉ tiêu về lĩnh vực đời sống, văn hoá, xã hội đã thực hiện đạt và vượt so với mục tiêu của Quyết định 173/TTg đề ra đến năm 2005 như đã giảm từ 27,03% số hộ nghèo tồn vùng năm 2001 xuống cịn 5,18% vào năm 2005 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống cịn 22%, số hộ nơng thơn được cung cấp điện đạt 89,7% và được sử dụng nước sạch.

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 theo chuẩn mới còn 12,6%, năm 2018 giảm còn 5,8%, thấp hơn tỷ lệ nghèo chung cả nước (6,8%), là vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp thứ ba, sau vùng Đơng Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.

Bảng 4.7: Thu nhập bình quân đầu người một tháng trong năm 2018

theo giá hiện hành phân theo nguồn thu và theo địa phương

ĐVT: Nghìn đồng

Chia ra Tổng số Thu từ Thu từ Thu

phi nơng, Các tiền nông, Lâm khoản lương, lâm nghiệp, nghiệp, thu khác tiền công thuỷ sản thuỷ sản

CẢ NƯỚC 3876 1981 516 882 497

Đồng bằng sông Cửu Long 3588 1335 877 809 567

Long An 4215 1911 895 855 555 Tiền Giang 3984 1783 981 762 387 Bến Tre 3409 1122 935 792 559 Trà Vinh 2869 936 888 463 583 Vĩnh Long 3089 1159 680 688 563 Đồng Tháp 3500 1274 758 856 612 An Giang 3560 1232 780 1012 536 Kiên Giang 3779 1279 1099 717 684 Cần Thơ 3971 1964 498 1073 837 Hậu Giang 3548 1074 793 975 706

Sóc Trăng 3653 1235 1041 775 602

Bạc Liêu 2699 805 1010 567 317

Cà Mau 2986 798 1015 813 360

Nguồn: Xử lý theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê 2018.

Nxb Thống kê, Hà Nội 2019.

Về giáo dục đào tạo, những năm gần đây ÐBSCL có bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực. Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm học 2014 - 2015, tồn vùng có 45.248 học viên trung cấp, giảm 18% so với năm học 2010 - 2011. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng năm 2015 đạt 35,2%, tuy có tăng 23,5% so với năm 2010 nhưng còn thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (40,6%). Số trường đại học được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đã tăng lên khá nhiều. Ngoài thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng với một số trường đại học, thì ở Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Ðồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang… cũng đã thành lập các trường đại học, góp phần đáng kể vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho toàn vùng. Theo thống kê: “Tồn vùng hiện có 17 trường đại học, 26 trường cao đẳng với quy mô đào tạo 130.896 sinh viên chính quy, gồm 180 ngành đào tạo các trình độ tiến sĩ, đại học, cao đẳng. Riêng hệ thống 51 trường trung cấp, cao đẳng nghề, giai đoạn 2011- 2015 cũng đã đào tạo nghề cho gần 1,24 triệu lao động” (Tổng cục Thống kê, 2016)

Một phương thức đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân có hiệu quả hiện nay ở ĐBSCL là các tỉnh thực hiện chương trình xuất khẩu lao động qua các quốc gia Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Đài Loan, Hàn Quốc… Điển hình thành cơng những năm gần đây phải kể đến tỉnh một số tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang…

Tính đến 01/7/2016, cả nước đã có 6.296 xã được cơng nhận đạt Tiêu chí quốc gia giai đoạn đến năm 2020 về y tế xã, chiếm 70,1% tổng số xã có trạm y tế xã; Trong khi, đồng bằng sông Cửu Long 969 xã và 74,9%, Vĩnh Long và Cần Thơ có 100% số xã được cơng nhận đạt tiêu chí trên. Nhìn chung, tỷ lệ xã có trạm y tế nhìn chung khơng tăng so với năm 2011, nhưng hầu hết các trạm đã được đầu tư nâng cấp. Một số trạm y tế xã được nâng cấp thành phòng khám đa khoa, trung tâm y tế khu vực. Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ, y tá phục vụ đạt 97%, trong đó trạm y tế có bác sĩ chiếm 71%,

bình quân 5,7 bác sĩ/vạn dân. Các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh quốc phòng giữ vững.

Một phần của tài liệu cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-dong-bang-song-cuu-long-den-nam-2025183 (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w