hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn trong thời kỳ đổi mới
Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, mặt nước, ĐBSCL được xem là vùng trọng điểm SX lương thực, thủy sản, cây ăn quả của cả nước, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn vào xuất khẩu nơng, thủy sản. Vì vậy, ngay trong Nghị quyết lần thứ năm, khóa IX về “Đẩy nhanh CNH, HĐH NN, NT”, trong
chủ trương phát triển LLSX, CDCC kinh tế NN, NT, Đảng đã chỉ đạo chọn ĐBSCL là một trong những vùng trọng điểm tập trung SX lúa gạo.
Cũng từ đánh giá thời gian đã qua, ĐBSCL có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong KT - XH, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước trong những năm đổi mới. Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao so với bình quân cả nước nhưng cũng còn nhiều hạn chế nhất định như tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng; CCKT chuyển dịch chậm, phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác tiềm năng sẵn có là chính. Ngày 20-1-2003 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT - XH và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 – 2010”. Đây là Nghị quyết chuyên biệt cho ĐBSCL, định hướng phát triển tồn diện vùng, trong đó rất chú trọng đến vấn đề NN, NT khi thực hiện CNH, HĐH. Nghị quyết chỉ rõ: “Đẩy mạnh CDCC kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng NN, tăng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động… Đối với nông – lâm – ngư nghiệp: đưa nhanh tiến bộ KH-CN, nhất là công nghệ sinh học vào SX để chuyển dịch mạnh CCKT, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị SX trên một hecta đất canh tác. Ổn định sản lượng và nâng cao chất lượng lúa gạo, bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước và góp phần xuất khẩu…” (ĐCSVN, 2003, trang 5).
Quán triệt Nghị quyết 21-NQ/TW, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân thuộc các tỉnh của vùng ĐBSCL nỗ lực phấn đấu, thực hiện sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cụ thể, CCKT chuyển dịch và phát triển đúng hướng với quy mô chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. ĐBSCL, Riêng sản lượng lương thực, đến 2010 đã đạt và vượt chỉ tiêu 21 triệu tấn lương thực mà Bộ NN và Phát triển NT đề ra vào năm 2020. Tăng nhanh đầu tư thủy lợi, áp dụng rộng rãi cơ giới hóa trong SX và tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào SX. Trong NT, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, Bộ Chính trị đã nghe Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và các cơ quan liên quan báo cáo tổng kết và ngày 14-8-2012 ban hành Kết luận số 28-KL/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT - XH và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL , thời kỳ 2011 – 2020”. Kết luận đề ra phương hướng, mục tiêu xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm SX NN hàng hóa theo hướng hiện đại… Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ mơi trường; hồn thành mục tiêu xây dựng 50% xã NTM…
Song song với Kết luận 28-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 19-7-2012 Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 939/QĐ-TTg “Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng ĐBSCL đến năm 2020”. Trong đó rất chú trọng việc phát huy lợi thế các địa phương trong vùng, nhất là lợi thế SX NN, thủy sản và kinh tế biển. Với mục tiêu tổng quát, xây dựng phát triển vùng ĐBSCL để trở thành vùng trọng điểm SX NN hàng hóa và thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,7%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 8,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2015 phấn đấu tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP là 36,7%; công nghiệp, xây dựng 30,4%; dịch vụ 32,8%; đến năm 2020 tỷ trọng tương ứng 30,5% - 35,6% - 33,9%. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giữ vững mức xuất khẩu 6 – 7 triệu tấn gạo/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 12%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và trên 11,5% giai đoạn 2016 – 2020. Tốc độ đổi mới cơng nghệ đạt bình qn 8 – 10%/ năm.