1 xã Cả nước 8.088 2,
5.3.1.4 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu
thơn, bảo vệ mơi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu
Tiếp tục xây dựng hạ tầng phát triển NN theo hướng đa mục tiêu, thuận lợi cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi khi cần thiết. Đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, kết nối trung tâm hành chính xã với các khu dân cư, tỉnh lộ, huyện lộ nhằm đáp ứng cho việc luân chuyển hàng hóa, góp phần hiện đại hóa NN và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ ở NT.
Đầu tư phát triển mạng lưới chợ hợp lý theo hướng hiện đại kết hợp với truyền thống. Sử dụng vốn ngân sách lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng kết cấu hạ tầng về nước sạch, vệ sinh môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn và tạo điều kiện cho dân cư NT sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Nâng cấp mạng lưới y tế đến cơ sở đạt chuẩn quốc gia; hồn thành chương trình kiên cố hóa trường học, đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất từng cấp học theo lộ trình; xây dựng các trung tâm văn hóa, thể thao tại xã, ấp.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để đầu tư phát triển NN, NT đặc biệt chú trọng đến phát triển kinh tế hạ tầng NT phục vụ CDCC. Khuyến khích huy động nguồn vốn đầu tư từ thành phần doanh nghiệp để đầu tư hạ tầng NT theo hình thức xây dựng – khai thác - chuyển giao (BOT) nhằm hướng đến hình thành mạng lưới giao thơng NT thông suốt nối liền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, về đến địa bàn xã ấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nơng sản. Chú trọng huy động đa dạng nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng NT phục vụ SX, dân sinh. Ưu tiên vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các xã có điều kiện khó khăn, xã điểm trong xây dựng NTM. Đầu tư hồn chỉnh hệ thống đường giao thơng NT; quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; cải tạo, nâng cấp, mở rộng hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KT-XH ở nông thôn.
Tập trung giải quyết tốt vấn đề mơi trường NT trong q trình phát triển SX và đơ thị hố như cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, chất thải trong chăn nuôi gắn với xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp, nhất là khu vực dân cư. Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đời sống văn hoá, giảm nghèo, đảm bảo an ninh
trật tự NT; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; nhân rộng các mơ hình tự quản về bảo vệ an ninh trật tự ở ấp; phát triển đa dạng các loại hình hoạt động văn thể mỹ ở NT, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa.
Phát triển NN, NT bền vững chỉ khi có mơi trường trong lành. Vì vậy, cần phải thực hiện bảo vệ mội trường. Bởi lẻ, môi trường NT là bộ phận mơi trường chung, nó bao gồm các thành tố liên quan đến hệ sinh thái NN, đến các hoạt động SX và việc sử dụng đất đai, nguồn nước, rừng, đa dạng sinh học, đến con người và các điều kiện sinh thái cùng với nguồn gen giống NN. Ngồi ra, mơi trường NT là nơi chứa đựng các hóa chất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ… được sử dụng nhiều đã tác động tiêu cực đến môi trường NT và dẫn đến hàng loạt vấn đề KT – XH khác nảy sinh…
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, ĐBSCL là một trong những đồng bằng bị ảnh hưởng trầm trọng BĐKH của thế giới và là vùng sinh thái thống nhất, các địa phương có mối liên quan chặt chẽ. Vì vậy, vùng cần có chiến lược, kế hoạch ứng phó với BĐKH cho tồn vùng; Phải phân vai, phân nhiệm các hoạt động ứng phó của từng địa phương, tránh làm tổn hại cho các địa phương khác. Tất cả các hoạt động, dự án phát triển vùng, địa phương cần tính tốn lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH, chỉ như vậy mới tránh lãng phí đầu tư, đạt hiệu quả cao trong ứng phó với BĐKH.
Hiện nay, có khá nhiều kịch bản cho ứng phó với BĐKH cho ĐBSCL từ các tổ chức trong và ngồi nước, nhìn chung đều có điểm thống nhất cho rằng ở ĐBSCL nhiệt độ khơng khí sẽ tăng cao, cường độ mưa gia tăng, đến năm 2100 nước biển sẽ dâng cao thêm gần 1m. Để ứng phó với những kịch bản có thể xảy ra, cả xã hội cần quan tâm đến: Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về BĐKH; Chăm lo sức khỏe của cộng đồng ứng phó tốt với BĐKH; Và, do khô hạn, ngập lụt ngày càng khắc nghiệt hơn nên cần chủ động nguồn nước là vấn đề lớn rất cần quan tâm. Cũng cần lưu ý, ĐBSCL có đặc thù phát thải ít nhưng lại chịu tác động nặng nề của BĐKH, nên ĐBSCL hoạt động cho thích ứng với BĐKH là chính cịn hoạt động ngăn ngừa giảm thiểu phát thải là phụ. Vì vậy, chúng ta nên quan tâm đến một số cơng tác ứng phó BĐKH cơ bản sau: Gia cố các cơng trình quản lý lũ, lấy nước phục vụ sinh hoạt dân
sinh, tưới tiêu của vùng; Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng sao cho phù hợp tương thích với tiết kiệm nước ngọt sinh hoạt, sản xuất của người dân gắn với sử dụng nguồn nước có hiệu quả; Tránh thiệt hại gây ra bởi thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng cần phải chuyển đổi vụ mùa cho phù hợp với điều kiện BĐKH; Chọn tạo các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với những điều kiện hạn hán, ngập lụt, xâm nhập mặn… và có khả năng chống chịu tốt môi trường do tác động BĐKH; Chống ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống người dân và chống ô nhiễm đất sản xuất bảo đảm cho phát triển kinh tế vùng bằng việc tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ môi trường.