- Các gói hỗ trợ tài khóa (gồm cả an sinh xã hội) từ đầu năm 2021 đến nay:
1.3. Đánh giá kết quả triển khai chính sách, gói hỗ trợ tài khóa giai đoạn 2020-hết tháng 10/
2020-hết tháng 10/2021
Với sự nỗ lực, quyết tâm của ngành tài chính trong việc triển khai kịp thời và sự phối hợp các biện pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ giữa các bộ, ngành, địa phương đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ trong giai đoạn 2020-10T/2021.
- Một là, kết hợp giữa hỗ trợ tài khóa và tiền tệ gián tiếp và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, kịp thời ổn định đời sống và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Sự kết hợp, lồng ghép các chính sách, gói hỗ trợ được thực hiện linh hoạt dù chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam và được quốc tế ghi nhận. Theo số liệu của IMF và tổng hợp của Viện ĐT&NC BIDV, tính từ đầu năm 2020 đến nay, tổng các gói hỗ trợ tài khóa của Việt Nam đạt khoảng 231 nghìn tỷ đồng (gần 3% GDP năm 2020 đã điều chỉnh). Kết quả này thể hiện nỗ lực rất lớn, sự quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp giữa CSTK và CSTT và sự đồng lòng, tinh thần chia sẻ, hỗ trợ của cộng đồng; vừa đảm bảo sức khỏe người dân vừa tạo nền tảng quan trọng cho phục hồi, phát triển kinh tế.
- Thứ hai, vừa đảm bảo ổn định vĩ mô và ổn định tài chính quốc gia, vừa tạo dư
địa mở rộng chính sách trong trung hạn: (i) Mặt bằng lãi suất thấp tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng và huy động TPCP với mức chi phí vốn rẻ, thời hạn dài. Nhờ mặt bằng lãi suất thấp nhất trong vòng 20 năm (bình quân ở mức 2,86-3,5%), kỳ hạn phát hành bình quân TPCP tăng lên 13,4 năm, gấp 5,5 lần năm 2011, việc tăng vay nợ trong nước với kỳ hạn dài, lãi suất thấp góp phần giảm phụ thuộc vào vốn nước ngoài, giảm áp lực trả nợ cho NSNN; (ii) Thâm hụt ngân sách và nợ công tăng song vẫn trong tầm kiểm soát và ở mức thấp hơn hầu hết các nước mới nổi Châu Á. Mặc dù nhiều khoản thu NSNN đang được giãn, hoãn và các khoản chi NSNN được huy động tối đa cho phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế, song thâm hụt NSNN và nợ công vẫn trong tầm kiểm soát và thấp hơn mức nhiều so với mức trung bình của thế giới (thâm hụt NS/GDP toàn cầu là 10,2% năm 2020 và ước tính 8% năm 2021; nợ công/GDP toàn cầu ở mức 99% năm 2020 và 98% năm 2021) và các nước mới nổi Châu Á (thâm hụt NS/GDP là 10,8% năm 2020 và 9,2% năm 2021; nợ công/GDP là 67,6% năm 2020 và ước tính 70% năm 2021); (iii) Lạm phát ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm (năm 2021 khoảng 2,2-2,4%) – vừa là kết quả của việc kiểm soát cung
tiền, phối hợp CSTK và CSTT, vừa tạo dư địa mở rộng CSTK và CSTT trong trung hạn, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi nhanh hơn.
Tuy nhiên, việc triển khai hỗ trợ tài khóa còn một số hạn chế, thách thức:
- Thứ nhất, các gói hỗ trợ tài khóa chưa đủ lớn và rộng: theo TCTK, 29,3 triệu lao động tự do (chiếm 53,7% lực lượng lao động) bị giảm việc làm do tác động của đại dịch; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong 9T/2021 là 2,99%, tăng 0,35 điểm % so với cùng kỳ năm trước; số DN tạm ngừng kinh doanh và DN giải thể lũy kế 10 tháng đầu năm 2021 lần lượt tăng 16% và 15,7% …v.v. Trong khi tổng các gói hỗ trợ của Việt Nam còn khiêm tốn và việc thực hiện các gói hỗ trợ còn chậm (nhất là gói cho vay hỗ trợ trả lương…); tỷ lệ hỗ trợ tiền mặt (nhất là đối với lao động tự do) còn thấp; DN ở một số lĩnh vực như vận tải, du lịch, giáo dục – đào tạo, bán lẻ và DNNVV còn rất khó khăn…v.v.
- Thứ hai, sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có nhiều tiến bộ nhưng còn dư địa cải thiện: việc tồn dư nguồn vốn đầu tư công lớn do tiến độ giải ngân đầu tư công chậm, gây lãng phí phần nào do phải trả lãi suất TPCP; dòng luân chuyển và liều lượng luân chuyển vốn giữa KBNN và NHNN chưa thực sự linh hoạt…/.
- Thứ ba, kinh tế thế giới nói chung, các nước mới nổi và Việt Nam nói riêng đang đứng trước thách thức lớn: tung ra các gói hỗ trợ nhiều, tín dụng tăng, nợ xấu tiềm ẩn tăng, áp lực lạm phát tăng, trong khi ngân sách còn hạn hẹp và nền kinh tế có dấu hiệu “lỡ nhịp”, “tụt hậu” trong quá trình phục hồi. Vì thế bài toán phối hợp và tối ưu chính sách là rất quan trọng.