Thứ nhất, khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 20212030 bao gồm mục

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 74 - 77)

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021-2030 bao gồm mục tiêu, giải pháp và lộ trình triển khai các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu về phát triển thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, mở rộng cơ sở nhà đầu tư, phát triển hạ tầng và các dịch vụ thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý giám sát. Theo đó, Bộ Tài chính đang đề xuất mục tiêu phát triển thị trường trong thời gian tới là phát triển thị trường trái phiếu cả về quy mô và độ sâu, nâng cao thanh khoản, đa dạng hoá sản phẩm; phấn đấu đến năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt khoảng 47%GDP, trong đó quy mô thị trường TPDN đạt 20%GDP, đến năm 2020, quy mô thị trường trái phiếu đạt khoảng 58%GDP, trong đó quy mô thị trường TPDN đạt 25%GDP.

- Thứ hai, phát triển nguồn cung trên thị trường trái phiếu, trọng tâm là thị

trường TPCP làm nền tảng cho phát triển thị trường, thúc đẩy thị trường TPDN: + Đối với thị trường TPCP: Để đảm bảo huy động vốn cho ngân sách + Đối với thị trường TPCP: Để đảm bảo huy động vốn cho ngân sách triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát hành TPCP để huy động vốn cho ngân sách nhà nước, đồng thời nghiên cứu, đa dạng sản phẩm phát hành, xây dựng phương án phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước; thiết lập đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường tài chính với đầy đủ các kỳ hạn. Nghiên cứu khả năng phát hành các sản phẩm trái phiếu mới phù hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của nhà đầu tư.

+ Đối với thị trường TPDN: Khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa các loại hình trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn; thúc đẩy việc chào các loại hình trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn; thúc đẩy việc chào bán trái phiếu ra công chúng; xây dựng quy chuẩn phát hành trái phiếu xanh để vừa tạo kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa thu hút thêm các nhà đầu tư; Phát triển các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp dự án PPP, trái phiếu dự án để thúc đẩy thị trường vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng.

- Thứ ba, tăng cầu đầu tư cho thị trường trái phiếu thông qua các giải pháp

về mở rộng cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt chú trọng phát triển nhà đầu tư tổ chức. Triển khai các loại hình quỹ đầu tư, phát triển hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện Triển khai các loại hình quỹ đầu tư, phát triển hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện nhằm huy động các nguồn lực vào phát triển thị trường vốn, thị trường tài chính; cải cách hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, phân biệt các chính sách, tiêu chí, tiêu chuẩn của các loại hình nhà đầu tư; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực phân tích, tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư cá nhân. Khuyến khích sự tham gia dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài thông qua các chính sách về thuế, phí, quản lý ngoại hối và thực hiện kế hoạch đưa trái phiếu Chính phủ Việt Nam vào rổ trái phiếu Chính phủ quốc tế. Trên cơ sở quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, trong thời gian tới sẽ triển khai phát hành TPCP xanh, TPCQĐP xanh, TPDN xanh để huy động vốn cho mục

tiêu phát triển kinh tế bền vững; đồng thời thu hút các nhà đầu tư tổ chức trong nước và quốc tế có nhu cầu đầu tư các sản phẩm tài chính bền vững. nước và quốc tế có nhu cầu đầu tư các sản phẩm tài chính bền vững.

- Thứ tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ thị trường và tăng cường minh

bạch, hiệu quả hoạt động thị trường. Hoàn thiện tổ chức hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán và Tổng công ty LKBTCK theo quy định của Luật Giao dịch chứng khoán và Tổng công ty LKBTCK theo quy định của Luật Chứng khoán và triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin. Khẩn trương hoàn thiện cơ sở pháp lý để tổ chức thị trường giao dịch TPDN riêng lẻ giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Sở Giao dịch Chứng khoán, nâng cấp chuyên trang thông tin về TPDN. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trường thứ cấp TPDN phát hành ra công chúng để thúc đẩy các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng và niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Khuyến khích các công ty chứng khoán mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, đa dạng và tăng cường hiệu quả dịch vụ. Nâng cao chất cao năng lực tài chính, đa dạng và tăng cường hiệu quả dịch vụ. Nâng cao chất lượng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, xây dựng thói quen sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm khi phát hành, đầu tư TPDN. Nghiên cứu, đề xuất khả năng triển khai hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ định giá trái phiếu để tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường quản lý giám sát hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ và thành viên thị trường.

- Thứ năm, để hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà

nước, các Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, rà soát, lập kế hoạch các dự án triển khai phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, rà soát, lập kế hoạch các dự án triển khai khả thi để sử dụng nguồn vốn đầu tư công hiệu quả. Đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành và quản lý giám sát thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng giữa Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các Bộ ngành liên quan./.

DỰ BÁO BỐI CẢNH KINH TẾ-TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh

Học viện Tài chính, Bộ Tài chính

1. Tình hình kinh tế- tài chính quốc tế

Nền kinh tế toàn cầu đang tiếp tục phục hồi, nhưng trong thời gian tới có nhiều biến động.

- Nguy cơ đại dịch bùng phát trở lại với sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta và mối đe dọa của các biến thể mới gây cản trở sự hồi phục và phát triển. Một số quốc gia phát triển thậm chí đã thực hiện phong tỏa một phần

- Xăng dầu và nhiều mặt hàng nguyên vật liệu, linh phụ kiện sản xuất tăng giá.

- Chính phủ các quốc gia đã tung ra các gói kích thích kinh tế với tổng giá trị lên đến 10.400 tỷ USD để kích thích nhu cầu của nền kinh tế. Các đồng tiền mạnh trên thế giới đều giảm giá. Nguy cơ lạm phát tăng cao. IMF dự báo lạm phát ở các nền kinh tế phát triển đạt 2,8% vào năm 2021 và 2,3% vào năm 2022 (cao hơn so với mức 2,4% và 2,1% trong báo cáo tháng 7-2021). Áp lực lạm phát còn rõ rệt hơn ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, khi giá tiêu dùng tăng 5,5% trong năm 2021 và 4,9% trong năm 2022.

- Nhiều quốc gia đã và đang xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ, điều chỉnh tăng lãi suất. Cuối tháng 8, Ngân hàng trung ương Na Uy (Norges Bank) đã điều chỉnh tăng lãi suất, trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên tăng lãi suất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Ngày 6/10, Ngân hàng trung ương New Zealand cũng đã lần đầu tiên tăng lãi suất trong vòng 7 năm, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục gỡ bỏ các biện pháp kích thích tiền tệ. Các quốc gia Mỹ, Anh, Trung Quốc và nhiều quốc gia đã xem xét và thường xuyên đánh giá để điều chỉnh thị trường tiền tệ, trái phiếu.

- Cổ phiếu tại các TTPT chính sẽ duy trì ở mức ổn định. Mức tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu có thể giảm xuống mức bền vững hơn nhưng vẫn mạnh trong năm tới. Cổ phiếu Mỹ, châu Âu và các thị trường phát triển sẽ có thu nhập ổn định hơn cổ phiếu tại các thị trường mới nổi và Trung Quốc. Tuy nhiên, cổ phiếu Anh đối mặt với những trở ngại mới từ Ngân hàng Trung ương Anh ngày càng thắt chặt, tranh cãi mới liên quan đến Brexit và yêu cầu hạn chế di chuyển khi số ca nhiễm Covid-19 đang bùng phát trở lại.

Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế thế giới, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2021 từ mức 6% (báo cáo tháng 7/2021) xuống 5,9%, trong đó tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển chỉ ở mức 5,2%. Đối với các nền

kinh tế đang phát triển và các thị trường mới nổi, triển vọng tăng trưởng được cải thiện lên mức 6,4% cho năm 2021. IMF vẫn duy trì quan điểm, tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức trung bình 4,9% vào năm 2022. Sau năm 2022, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ ở mức trung bình khoảng 3,3% trong trung hạn và dài hạn.

2. Dự báo tình hình kinh tế-tài chính Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê quý III năm 2021 cho thấy GDP giảm 6,17%. Trong 40 năm qua, chưa khi nào tăng trưởng của Việt Nam lại tệ như vậy. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế của Việt Nam đã được cải thiện kể từ khi các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt để kiểm soát Covid-19 được dỡ bỏ vào đầu tháng 10/2021, trở thành động lực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Số liệu thông kê theo tháng cho thấy, nền kinh tế đang dần hồi phục, lĩnh vực sản xuất tăng 6,9% so với tháng trước và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Theo IMF (tháng 10/2021), dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đạt khoảng 3,78% trong năm 2021 so với mức 6,5% dự báo vào tháng 4/2021. và sẽ đạt tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2022.

- Trong tháng 10/2021, cả nước có 8.233 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 108,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 58,8 nghìn lao động, tăng 111,2% về số doanh nghiệp, tăng 73,9% về vốn đăng ký và tăng 17,9% về số lao động. Trong tháng, cả nước còn có 4.304 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 29,8% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, cả nước có 93,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới còn có 35,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 6,3% so với 10 tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 10 tháng lên 129 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này thể hiện sự thích ứng nhanh của các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam và sự tin tưởng vào sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

- Cùng vớí sự tăng giá của xăng dầu thế giới, được sự hỗ trợ của quỹ Bình ổn xăng dầu, giá xăng dầu tại Việt Nam tăng khoảng 48% so với đầu năm 2021. Giá các vật tư nguyên liệu như sắt thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi…đều tăng giá và đang làm cho nguy cơ lạm phát tăng cao trong năm 2022, mặc dù lạm phát năm 2021 vẫn chỉ dưới mức 3%. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các biện pháp quản lý thích hợp, thường xuyên theo dõi sát thị trường để đảm bảo lạm phát trong năm 2022 nằm trong mức 4% mà Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)