0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu QR BAI DIEN DAN TCVN 2021 (Trang 33 -38 )

- Các gói hỗ trợ tài khóa (gồm cả an sinh xã hội) từ đầu năm 2021 đến nay:

4. Một số kiến nghị

Nhằm tăng cường hiệu quả của các chính sách tài khóa và các gói hỗ trợ góp phần sớm phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn, chúng tôi có 8 kiến nghị như sau:

Một là, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế trong việc thiết kế và triển khai chính sách, gói hỗ trợ tài khóa: (i) Cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng và tăng khả năng tiếp cận vốn cho DN trong tầm kiểm soát. Với tiềm lực, dư địa tài khóa và tiền tệ - tín dụng hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng chi ngân sách ở mức độ hợp lý và từ năm 2024 có thể quay lại quỹ đạo, kiểm soát những cán cân này lành mạnh hơn khi kinh tế phục hồi vững chắc; (ii) Tập trung nhiều vào hỗ trợ tiền mặt, giảm phí/chi phí, bảo lãnh tín dụng, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất hơn là giãn hoãn thuế, nghĩa vụ trả nợ; (ii) Triển khai nhanh, gọn, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng mạnh CNTT và dùng các kênh chuyển tiền khác nhau; (iii) gắn chương trình phục hồi

kinh tế với chiến lược phòng, chống dịch bệnh, đề án cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…. nhằm huy động và phân bổ nguồn lực phù hợp và phát triển bao trùm, bền vững.

Hai là, xác định rõ mục tiêu và tăng cường hiệu quả phối hợp CSTK với CSTT và các chính sách vĩ mô khác: (i) Cần xác định mục tiêu rõ ràng và thống nhất trong quá trình phối hợp CSTK và CSTT lúc này là đẩy nhanh phục hồi, tăng trưởng ổn định và lạm phát vừa phải, theo đó CSTT theo hướng linh hoạt nhưng không hoàn toàn nới lỏng, ưu tiên hỗ trợ phục hồi song vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, CSTK theo hướng mở rộng thận trọng, vừa hỗ trợ tăng trưởng vừa vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát; (ii) Phối hợp CSTK và CSTT trong việc thiết kế và thực thi gói hỗ trợ lãi suất; trogng kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính (rủi ro lan truyền giữa ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm); (iii) Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, hệ thống chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ hiệu quả phối hợp chính sách từ hoạch định đến khâu thực thi (như liều lượng, thời điểm điều chỉnh lãi suất, phát hành TPCP…), tiến tới liên thông, thực hiện khung “Lập trình tài chính quốc gia” để có thể nhanh chóng đánh giá tác động chính sách…v.v.

Ba là, nghiên cứu triển khai hỗ trợ tài khóa và hỗ trợ khác như là một cấu phần quan trọng trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, chú trọng hiệu quả, kịp thời ở khâu thực thi:

+ Về gói hỗ trợ tài khóa: xem xét một số chính sách: (i) Giảm thuế GTGT (khoảng 1-2%) nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước (trong năm 2022); (ii) Thúc đẩy bảo lãnh vay DNNVV qua các quỹ bảo lãnh vay vốn DNNVV tại các địa phương (phối hợp tốt hơn với Quỹ phát triển DNNVV và NHTM); (iii) Gói tín dụng hỗ trợ lãi suất (thấp hơn khoảng 2-3% so với lãi suất thị trường): điều kiện tiếp cận là các đối tượng đủ điều kiện tín dụng hoặc các đối tượng không đủ điều kiện tín dụng nhưng có khả năng phục hồi (cần lưu ý đây không phải là hạ mức chuẩn tín dụng) hoặc lĩnh vực ưu tiên phát triển thời gian tới (kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, y tế, giáo dục, hạ tầng số…); (iv) Tiếp tục giảm 1 số loại thuế, phí như đã thực hiện năm 2021; (v) Hỗ trợ 1 phần chi phí đầu vào cho DN (như giảm phí BHXH, phí công đoàn, hỗ trợ chi phí xét nghiệm, chi phí “3 tại chỗ”, chi phí tuyển dụng, đào tạo…); (vi) Đầu tư nâng cao năng lực y tế; (vii) Thiết lập quỹ phòng chống dịch bệnh, tiến tới có quỹ khẩn cấp quốc gia; (vii) Tăng đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề, CSHT, năng lượng tái tạo, xử lý rác thải, chống biến đổi khí hậu…v.v. Tổng các gói hỗ trợ này chúng tôi ước tính khoảng 400.000 tỷ đồng, ước thực chi khoảng 240.000 tỷ đồng (3% GDP); chưa kể phần hỗ trợ an sinh xã hội, phần tăng đầu tư CSHT và đầu tư của SCIC (như Bộ KH- ĐT đang đề xuất) do bản chất các khoản đầu tư này là khác.

+ Về gói an sinh xã hội: (i) Chú trọng hỗ trợ lao động tự do, lao động khu vực phi chính thức; (ii) Hỗ trợ lao động của những DN bị phá sản, thua lỗ (và DN này không thuộc diện được hỗ trợ); (iii) Hỗ trợ đào tạo nghề: hỗ trợ chi phí đào tạo nghề

cho lao động chuyển nghề do mất, thay đổi việc làm, nâng cao tay nghề để có thể tận dụng cơ hội dịch chuyển vốn đầu tư, chuỗi sản xuất…v.v. Theo đó, cần linh hoạt, rút gọn quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng CNTT khi triển khai.

+ Về các chính sách khác: (i) Xem xét giảm 10% tiền điện, cước viễn thông trong năm 2022; (ii) Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (hỗ trợ 50% chi phí tư vấn chiến lược, tư vấn triển khai chuyển đổi số, chi phí mua giải pháp chuyển đổi số cho các DNNVV…); (iii) Tài trợ (20-30%) cho các dự án nâng cấp đổi mới công nghệ của DN trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và 1 số lĩnh vực ưu tiên khác…v.v.

+ Với các gói hỗ trợ này, theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, nợ công/GDP chỉ tăng khoảng 1-2 điểm %, thâm hụt ngân sách/GDP tăng và có thể khoảng 5,5-6% GDP năm 2022 và 2023. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm khá nhanh khi kết thúc Chương trình phục hồi và kinh tế lấy lại đà tăng trưởng tích cực (6,5-7%) sau đó.

Bốn là, gia tăng hiệu quả đầu tư công, hỗ trợ thúc đẩy đầu tư của các khu

vực kinh tế khác: (i) Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công như là một giải pháp bù

đắp thiếu hụt động lực tăng trưởng trong năm 2021 và cũng là động lực tăng trưởng trong trung, dài hạn, theo đó ưu tiên các dự án lan tỏa, triển khai được ngay, đầu tư phát triển hạ tầng số, năng lượng tái tạo, y tế, giáo dục, khu vực nông thôn (nhất là khu vực ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu)…v.v.; (ii) Củng cố vị thế thu hút vốn FDI và tạo điều kiện kinh tế tư nhân bứt phá sau đại dịch trên cơ sở cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh.

Năm là, có kế hoạch, giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô (nhất là kiểm soát lạm phát, giá cả, nợ xấu…), đảm bảo ổn định tài khóa, đưa về quỹ đạo ổn định,

bền vững hơn sau khi kết thúc Chương trình phục hồi KT-XH 2022-2023.

Sáu là, đồng bộ các giải pháp khác: (i) Đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại nền kinh

tế nhằm huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn; (ii) Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, để vừa tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa tận dụng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp); Việt Nam còn nhiều dư địa ở khâu này; (iii) Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, vừa là để tăng năng suất lao động, vừa là theo kịp xu thế và giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp; (iv) Phát huy thế mạnh các trụ cột, đầu tàu tăng trưởng, lan tỏa nhất là Hà Nội và TP. HCM, cùng với thúc đẩy phát triển liên kết vùng, chuỗi giá trị; (v) Gia cố năng lực chống chịu của nền kinh tế đối với các rủi ro, cú sốc bên ngoài…v.v.

Bảy là, về huy động nguồn lực, có thể tính đến các nguồn lực quan trọng sau:

(i) Tiết giảm chi phí tương tự như năm 2021; (ii) đẩy mạnh việc cổ phần hóa, thoái vốn DNNN (phấn đấu đạt 80-90% kế hoạch), có thể thu về khoảng 30-35.000 tỷ đồng mỗi năm; (iii) phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước (với mức lãi suất khá thấp hiện nay và có thể chỉ tăng nhẹ 1-2 năm tới, kênh huy động này là khả quan); (iv) Rà

soát các quỹ ngoài ngân sách, các quỹ tại địa phương; (v) vay các tổ chức tài chính quốc tế (ADB, WB…), nếu cần. Các tổ chức này đều đang có chương trình, gói hỗ trợ phục hồi, với điều kiện vay không quá khắt khe, lãi suất đang ở mức thấp, nên đây cũng là một kênh đáng xem xét.

Cuối cùng, một nguồn lực rất quan trọng khác là đẩy mạnh cải cách thể chế,

cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, để vừa tháo gỡ khó

khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa tận dụng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) trong bối cảnh xu thế dịch chuyển vốn đầu tư vẫn còn, trong đó Việt Nam vẫn là một ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc giải tỏa các vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản, các dự án BT, BOT dở dang; đất đai, tài sản công bỏ hoang, vừa góp phần tiết giảm chi phí quản lý, chi phí tuân thủ; tăng thu ngân sách từ tiền thuê đất, tăng niềm tin và động lực cho DN, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động…v.v. Việt Nam còn nhiều dư địa ở khâu này và đây là thời cơ thuận lợi để đẩy nhanh, thực chất việc này.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

TS. Vũ Nhữ Thăng

Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nền kinh tế, trong đó có thị trường tài chính (TTTC). Đến nay, TTTC Việt Nam đã được hình thành về cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn. Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2020, TTTC Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về cả chất và lượng, bảo đảm tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng và khu vực doanh nghiệp, đồng thời phục vụ hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế. Tuy nhiên, TTTC được đánh giá là vẫn chưa phát triển tương xứng so với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế và tiềm ẩn một số rủi ro, hạn chế cần giải quyết, đặt ra yêu cầu định hướng phát triển TTTC giai đoạn 2021 - 2030 theo hướng lành mạnh, hiện đại, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường bảo hiểm, bắt kịp những xu hướng mới của TTTC quốc tế, góp phần thực hiện tốt các đột phá chiến

lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng TTTC giai đoạn 2011 - 2020; xu hướng phát triển TTTC của các quốc gia và bài học cho Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng phát triển TTTC Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.

Từ khóa: Tài chính, TTTC, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

After 30 years of renovation, Vietnam has made several important achievements in economic development, including the financial market. Currently, Vietnam's financial market has been fundamentally formed, playing a particularly important role in saving mobilization and capital allocation. In the period of 2011 - 2020, Vietnam's financial market particularly has made great progress in both quality and quantity, well ensuring the function of providing capital to the economy, supporting economic growth as well as the business sector, and at the same time effectively serving economic restructuring. The financial market, however is considered to be underdeveloped relative to its potential, has not deeply integrated into the international market, and has potential risks and limitations that need to be addressed. Therefore the development orientation of the financial market in the period of 2021-2030 need to be set in a healthy and modern direction, ensuring a reasonable structure between the money market, capital market and insurance market, and in consistent with the new trends of the international financial market, contributing to the implementation of strategic breakthroughs, restructuring the economy in association

with growth model innovation, improving productivity, efficiency and competitiveness of the economy. The article analyzes and evaluates the current situation of financial market in the period of 2011 - 2020; financial market development trends of relevant countries and lessons for Vietnam, therefore proposing development orientation of the financial market in Vietnam for the period of 2021 - 2030.

Keywords: Finance, financial market, banking, securities, insurance.

Một phần của tài liệu QR BAI DIEN DAN TCVN 2021 (Trang 33 -38 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×