Fintech trong lĩnh vực tài chính ngày càng mở rộng Thị trường fintech Việt Nam ước đạt khoản g8 tỷ USD vào năm 2020, tăng 77% trong vòng 3 năm Số lượng các công ty Fintech đã tăng gấp gần 3 lần từ khoảng

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 42 - 44)

- Các gói hỗ trợ tài khóa (gồm cả an sinh xã hội) từ đầu năm 2021 đến nay:

30 Fintech trong lĩnh vực tài chính ngày càng mở rộng Thị trường fintech Việt Nam ước đạt khoản g8 tỷ USD vào năm 2020, tăng 77% trong vòng 3 năm Số lượng các công ty Fintech đã tăng gấp gần 3 lần từ khoảng

công ty cuối năm 2017 lên tới con số khoảng 115 công ty ở thời điểm cuối năm 2020. Thanh toán và cho vay ngang hàng tiếp tục là các lĩnh vực fintech chủ đạo. Tính đến tháng 10/2020, Việt Nam có 39 nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng được cấp phép, với 5 ví điện tử lớn nhất là MoMo, Payoo, Moca, Zalo Pay và ViettelPay (Báo cáo Fintech News Singapore).

1.2. Một số tồn tại, hạn chế

Quy mô TTTC còn nhỏ so với các nước trong khu vực, phát triển chưa tương xứng so với tiềm năng, hạn chế khả năng phát triển và hội nhập quốc tế

Tổng tài sản của các định chế tài chính Việt Nam tính đến cuối năm 2020 tương đương 219% GDP, thấp hơn so với mức 320% GDP của bình quân nhóm 5 quốc gia hàng đầu ASEAN. Cuối năm 2020, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 84% GDP, thấp hơn các thị trường cổ phiếu trong khu vực (từ 93-243% GDP, ngoại trừ Indonesia); dư nợ thị trường trái phiếu đạt 44,7% GDP, còn nhỏ so với thị trường cổ phiếu và một số thị trường trái phiếu trong khu vực31. Trong đó, dư nợ thị trường TPDN đạt 14,5% GDP, chỉ bằng khoảng 1/2 bình quân các thị trường TPDN châu Á (25,8% GDP).

Giá trị vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết trong nước đến cuối năm 2020 (%GDP)

Nguồn: WB Cấu trúc thị trường chưa cân đối giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, TTTC phụ thuộc nhiều vào thị trường tiền tệ - ngân hàng với gánh nặng là nguồn cung ứng vốn chính cho nền kinh tế

Trong thời gian qua, mặc dù có sự dịch chuyển trong cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam về cơ bản vẫn dựa vào ngân hàng (bank-based). Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao trên thế giới và khu vực (tăng liên tục từ mức 103% năm 2011 lên 143% năm 2020). Hệ thống TCTD chiếm khoảng 95% tổng tài sản của hệ thống tài chính trong giai đoạn 2011-2020; thị trường vốn mới chiếm hơn 1/3 vốn cung ứng cho nền kinh tế (so với mức bình quân 2/3 của các thị trường trong khu vực ASEAN). Sản phẩm trên thị trường vốn còn thiếu đa dạng, chất lượng một số hàng hóa chưa đảm bảo; Cơ sở nhà đầu tư trong nước còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu đề ra theo Quyết định 242, chưa tạo được sự gắn kết giữa chức năng huy động vốn dài hạn của TTTC với hệ thống bảo hiểm, an sinh xã hội. Ngoài ra, vai trò huy động vốn trung, dài

31

hạn của thị trường bảo hiểm cho nền kinh tế còn chưa cao32. Vốn từ ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng trung, dài hạn, làm giảm động lực, cơ hội đầu tư dài hạn của doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh vào lĩnh vực công nghệ, sáng tạo của nền kinh tế thực.

Cơ sở hạ tầng TTTC Việt Nam còn nhiều hạn chế

Chất lượng cung cấp thông tin và minh bạch trên TTTC còn khoảng cách so với quốc tế; năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và tài chính của các trung gian tài chính còn hạn chế; chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) vẫn còn nhiều khác biệt, chưa theo kịp với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), tạo kẽ hở để một số tổ chức lợi dụng hạch toán sai bản chất giao dịch; khung pháp lý về hoạt động của thị trường chưa

hoàn thiện và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường33. Ngoài ra, mức độ áp dụng

công nghệ thông tin của hệ thống tài chính còn thấp và có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chưa theo kịp với những đòi hỏi của thực tế ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Giám sát, an toàn hệ thống còn nhiều bất cập

Mô hình giám sát tài chính Việt Nam hiện nay phân tán theo chuyên ngành nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ và không có đầu mối mang tính tích hợp để giám sát toàn diện của TTTC, theo dõi được sự luân chuyển của dòng tiền, của các hoạt động đầu tư chéo, sở hữu chéo và các giao dịch ngân hàng ngầm; trong khi rủi ro mang tính hệ thống từ sự liên thông giữa các bộ phận của TTTC gia tăng trong bối cảnh TTTC xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn tài chính gắn liền với các hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Phương thức giám sát thiên về giám sát tuân thủ mà chưa chú trọng đúng mức giám sát trên cơ sở rủi ro; giám sát cẩn trọng vĩ mô TTTC chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, quyền hạn của các cơ quan giám sát còn nhiều hạn chế, nhất là thẩm quyền tiếp cận thông tin và chế tài xử lý vi phạm và giám sát an toàn.

Trên từng thị trường vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro, hạn chế riêng.

Đối với thị trường ngân hàng: Quá trình xử lý nợ xấu tại các TCTD còn nhiều khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết, chủ yếu liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo; So với các nước trong khu vực, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Việt Nam còn thấp, việc tăng vốn và triển khai áp dụng BASEL II trên toàn hệ thống còn khó khăn và chậm so với kế hoạch; Tình hình tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém diễn ra chậm,

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)