Xu hướng phát triển thị trường tài chính của các quốc gia và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 45 - 46)

- Các gói hỗ trợ tài khóa (gồm cả an sinh xã hội) từ đầu năm 2021 đến nay:

2. Xu hướng phát triển thị trường tài chính của các quốc gia và bài học cho Việt Nam

Việt Nam

2.1. Xu hướng phát triển thị trường tài chính của các quốc gia

Hệ thống tài chính sẽ biến đổi sâu sắc, thậm chí có thể định hình nên hệ thống tài chính mới do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực tài chính

Hiện nay, Internet kết nối vạn vật (IoT) đang được phát triển ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực của TTTC: Ngân hàng, bảo hiểm, tài chính cá nhân, thanh toán điện tử, quản lý quỹ… Các ngân hàng đang phối hợp với các nhà sản xuất để tích hợp dịch vụ thanh toán vào các thiết bị công nghệ đeo tay hoặc mang bên mình như đồng hồ, thiết bị theo dõi sức khỏe, các công ty bảo hiểm sử dụng công nghệ viễn thông để theo dõi thói quen lái xe để đưa ra biểu phí dựa trên độ an toàn sau tay lái của lái xe… Công nghệ “chuỗi khối” sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, giúp tối thiểu chi phí cho cơ sở hạ tầng của ngành dịch vụ tài chính và phát triển không giới hạn các sản phẩm và ứng dụng tiềm năng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp các định chế tài chính nâng cấp các sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số một cách mạnh mẽ để tối ưu các quy trình nghiệp vụ, cải thiện hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng, đầu tư cho công nghệ an toàn, bảo mật. Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển nhanh tại các thị trường đang phát triển với nhiều sản phẩm, tiện ích ngân hàng mới, hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ.

Cùng với đó, thị trường tài chính sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các công ty fintech trong thập kỷ tới. Nếu như trước đây, các tổ chức tài chính lớn với năng lực tài chính mạnh; quản trị tốt; lợi thế về quy mô, mạng lưới, khách hàng thống trị hệ thống tài chính toàn cầu ngay cả trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, là rào cản hầu như không thể vượt qua với những định chế mới tham gia thị trường thì hiện nay, điều này đang và sẽ thay đổi nhanh với sự xuất hiện của các công ty fintech. Công nghệ vượt trội giúp cho các công ty fintech có thể cung cấp các giao dịch tài chính nhanh hơn, rẻ hơn, cá biệt hóa và thậm chí có thể tốt hơn so với công nghệ truyền thống. Fintech có thể làm giảm rào cản gia nhập thị trường và tạo cơ hội bứt phá, thu hẹp khoảng cách cho các ngân hàng mới và nhỏ.

Một xu hướng khác trong tương lai là hình thành TTTC chia sẻ. Người tiêu dùng khi cần các dịch vụ ngân hàng có thể không cần đến ngân hàng. Cho đến nay, các tổ chức tài chính cung cấp các giao dịch trọn gói, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch cho vay ngang hàng, quan hệ đối tác giữa các tổ chức tài chính truyền thống với các công ty fintech, điều này có thể thay đổi. Họ có thể chỉ tham gia vào hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính như là một phần trong chuỗi, giúp giảm thiểu rủi ro hơn. Điều này đang diễn ra tại các quốc gia như Anh, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tại các thị trường đang phát triển, nơi mạng lưới chi nhánh thường mỏng, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, các ngân hàng tăng cường hợp tác với các công ty fintech để tạo ra các kênh phân phối thay thế. Ví dụ ở Kenya, sản phẩm M-PESA (tiền gửi và thanh toán được xử lý bằng kết hợp ứng dụng điện thoại di động của khách hàng và mạng lưới đại lý) hiện được 90% dân số trưởng thành trong cả nước sử dụng.

Tài chính xanh34 sẽ trở thành xu hướng tài chính tất yếu trong giai đoạn tới. Việc xanh hóa hệ thống tài chính được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tới môi trường, cải thiện môi trường thông qua xanh hóa nền kinh tế, hướng tới phát triển bền vững. Trên thực tế, xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh đã phát triển từ lâu trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo về môi trường. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang để lại những tác động ngày càng nghiêm trọng đến môi trường, tài chính xanh sẽ tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh trong giai đoạn tới.

1.1.1. Các quốc gia trên thế giới tiếp tục quá trình tái cơ cấu và nâng cao năng lực giám sát an toàn hệ thống tài chính

Thị trường tài chính trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục phát triển nhanh với các mô hình, hoạt động kinh doanh mới, các sản phẩm tài chính đa dạng, phức tạp kéo theo rủi

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)