- Tăng cường quản lý và giám sát theo chỉ tiêu, theo rủi ro kết hợp với cụ thể về vốn và tài sản công hiệu quả hơn (rà soát và sắp xếp lại TCBM).
3. Khuyến nghị chính sách tài khóa trong giai đoạn tớ
3.1. Thu ngân sách
Hệ thống thuế cần được cải cách nhằm giảm bớt gánh nặng thuế khóa, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và cân bằng cần được coi là quan điểm chủ đạo. Do vai trò hạn chế của thuế liên quan đến tài sản như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và nông nghiệp, nên trong thời gian tới, Việt Nam cần nỗ lực để có thể ban hành loại thuế tài sản phù hợp thay vì tăng các loại thuế đánh vào tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần rà soát lại chính sách miễn, giảm thuế với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI và công bố công khai cho người dân biết, trên cơ sở đó tính toán được phần thuế bị mất đi do miễn, giảm thuế. Chính phủ cũng cần tiếp tục tăng cường quản lý thuế nhằm chống thất thu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực FDI.
Nguồn thu ngân sách không phải là thuế đang có xu hướng tăng. Nguồn đóng góp lớn nhất trong số này là mục khác trong thu thường xuyên và thu về vốn. Về bản chất, các khoản thu này là tiền bán tài sản (chủ yếu là đất), đây là nguồn thu không bền vững. Trong tương lai gần, nguồn thu này sẽ nhanh chóng cạn kiệt và NSNN sẽ bị thâm hụt ngày càng nặng nề hơn nếu không có phương án cắt giảm chi tiêu hiệu quả và tìm nguồn thu bền vững hơn.
Ngoài ra, cần tiếp tục giảm chi phí tuân thủ thuế thông qua hệ thống thuế điện tử như việc Tổng cục Thuế hỗ trợ các phần mềm khai thuế cho người dân và doanh nghiệp. Khi hoàn thành việc khai và nộp thuế qua mạng, ngành Thuế nên tiến tới mở rộng việc hoàn thuế online để giảm thời gian chờ đợi và chi phí đi lại cho người dân.
3.2. Chi ngân sách
Chi NSNN cần được cơ cấu lại theo hướng ổn định và gia tăng hiệu quả đầu tư phát triển, chỉ bố trí vốn từ NSNN cho những công trình thật sự cần thiết, có hiệu quả cao đồng thời kiểm soát chặt chẽ đầu tư công nhằm chống dàn trải, lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Bên cạnh đó, cần giảm dần và chấm dứt xu hướng giảm chi đầu tư, đặc biệt ở cấp Trung ương, cải thiện về lập ngân sách đầu tư bằng cách quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu chi duy tu bảo dưỡng liên quan đến đầu tư, qua đó hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các mục tiêu chi tiêu công cần được rà soát lại theo một khuôn khổ chính sách nhất quán hơn, nhằm tạo điều kiện để Việt Nam gắn kết tốt hơn giữa chi tiêu và mục tiêu. Chi tiêu cho các chương trình mục tiêu quốc gia cần gắn với mục tiêu ưu tiên. Nhiệm vụ hiện nay của Chính phủ là phải thiết kế lại các phương thức phân bổ để tập trung trực tiếp hơn vào kết quả thực hiện thay vì các chỉ số phức tạp dựa trên đầu vào. Việc triển khai kế hoạch chi tiêu trung hạn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh này, song để triển khai việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Giảm tỷ lệ chi thường xuyên bằng giảm tốc độ tăng biên chế của Chính phủ và quỹ lương cho cán bộ, công chức và viên chức của Chính phủ. Để đảm bảo quy mô chi thường xuyên hợp lý
thì cải cách về tổ chức và bộ máy cần được làm ngay và quyết liệt.
Mức độ phân cấp chi đầu tư cho địa phương cần được xem xét lại gắn với hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội, hạn chế rủi ro đầu tư dàn trải. Phân cấp đầu tư cần gắn liền với trách nhiệm giải trình và năng lực quản lý của địa phương.
Thực hiện gắn kết chi đầu tư và chi thường xuyên. Trong thời gian tới, cần duy trì và nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản thông qua việc từng bước tăng chi khai thác và duy tu bảo dưỡng qua kế hoạch tài chính - ngân sách và kế hoạch đầu tư trung hạn.
Ngoài ra, cần tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở các đơn vị sự dụng ngân sách, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa.
3.3. Phân cấp tài khóa
Hệ thống NSNN cần được thiết kế lại và hướng tới quản lý ngân sách theo kết quả. Sửa đổi cơ chế phân cấp theo hướng tạo quyền chủ động hơn cho địa phương trong việc phân bổ và quyết định ngân sách. Ngân sách phải được phân bổ trên cơ sở đo lường kết quả đầu ra một cách chính xác. Phân cấp cũng cần xem xét đến điều kiện, năng lực thực tế từng địa phương và cơ chế để thực hiện các dự án đầu tư mang tính liên khu vực.
Các địa phương cần được trao quyền tự chủ cao hơn trong quyết định và quản lý nguồn thu. Trước mắt có thể thí điểm áp dụng cho phép chính quyền địa phương được tự quyết định thuế suất đối với một số loại thuế trong khung thuế suất do Trung ương quyết định. Một giải pháp khác là áp dụng các hình thức phụ thu trên thuế của Trung ương có thể đem lại nguồn thu cho địa phương, trên cơ sở công tác quản lý thuế do trung ương thực hiện. Bên cạnh đó, cần mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu. Cho phép chính quyền địa phương tự chủ ở một mức độ thích hợp trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ưu tiên của địa phương.
Các khoản thu được phân chia cho các cấp ngân sách. Theo kinh nghiệm quốc tế, có thể quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm phân chia tổng số thu thuế TTĐB thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và thuế GTGT hàng sản xuất trong nước trong cả nước giữa NSTW và NSĐP. Sau đó, thực hiện phân chia tổng số thuế ngân sách các địa phương hưởng cho từng địa phương theo các tiêu chí về dân số, sức mua (thu nhập bình quân đầu người).
Đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách. Cần đổi mới một cách cơ bản quy trình này theo tư duy và phương pháp hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và gắn với tầm nhìn trung hạn.
Cần tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa phương, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa; thận trọng hơn nữa với vay nợ của chính quyền địa phương.
3.4. Quản lý nợ công
Quản lý NSNN, quản lý nợ công cần được tăng cường theo nguyên tắc đảm bảo công khai minh bạch, kỷ luật tài chính, giám sát chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và đánh giá theo kết quả đầu ra, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Hiệu quả vay nợ và sử dụng vốn vay cần được cải thiện thông qua việc đẩy mạnh công tác đàm phán trong vay nợ để hạn chế sự phụ thuộc nhà tài trợ, tuân thủ quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng, vốn ngân sách, tăng cường công tác đánh giá, giám sát đầu tư.
Xây dựng khung đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tới nợ công và xác định mức độ chấp nhận rủi ro của Chính phủ. Đánh giá rủi ro các bộ phận khác của nền kinh tế có nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công. Bên cạnh các bộ phận chính thức cấu thành nợ công theo Luật Quản lý nợ công năm 2017, Quốc hội và các cơ quan liên quan cần có các đánh giá định kỳ đối với các bộ phận khác của nền kinh tế bao gồm: Bảo hiểm xã hội, ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển, các doanh nghiệp tư nhân lớn và nợ của khu vực doanh nghiệp. Riêng đối với nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp đã làm cho các chỉ số liên quan đến nợ nước ngoài của Việt Nam xấu đi, cần có các giải pháp cụ thể để đưa chỉ số này về ngưỡng an toàn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Báo cáo đánh giá gữa kỳ thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016, 2017, 2018), Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm 2016, 2017, 2018.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009, 2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011 - 2015 và 2016 - 2020, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (từ 2001 - 2018), Sổ tay kế hoạch hằng năm.
5. Bộ Tài chính (2019), Số liệu dự toán NSNN các năm từ 2011 - 2019.
6. Bộ Tài chính (2019), Kế hoạch vay, trả nợ công trung hạn giai đoạn 2019 - 2021.
7. Bộ Tài chính (2018), Bản tin nợ công số 7.
8. Chính phủ (2016), Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -
2020, số 472/BC-CP trình Quốc hội ngày 19/10/2016.
9. Chính phủ (2018), Báo cáo Đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển
10. Chính phủ (2001 - 2018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ XI (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020.
13. Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2022: PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BÌNH THƯỜNG MỚI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BÌNH THƯỜNG MỚI
PGS.TS. Vũ Sỹ Cường47
Sau khi khống chế được tạm thời dịch bệnh Covid vào cuối năm 2020, nền kinh tế Việt nam bước vào năm 2021, giai đoạn đầu của thời kỳ 5 năm 2021-2025 với những kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, từ giữa năm 2020 đến nay, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 với tốc độ lây lan rất nhanh, diễn biến khó lường và mức độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử đã tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội toàn cầu. Việt nam cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi mà hàng loạt địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong đó có 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà nội và Thành phố Hồ chí minh Những khó khăn của khủng hoảng Covid -19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế năm 2021 nói chung và cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) nói riêng. Trong bài viết, ngoài mở đầu và kết luận, phần một sẽ là những đánh giá khái quát về thực trạng ngân sách năm 2021 và dự toán NSNN 2022, phần 2 là những thách thức đặt ra cho năm 2021 và một số gợi ý chính chính sách tài khóa 2022 và trung hạn.