Thực trạng thu ngân sách

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 93 - 96)

- Tăng cường quản lý và giám sát theo chỉ tiêu, theo rủi ro kết hợp với cụ thể về vốn và tài sản công hiệu quả hơn (rà soát và sắp xếp lại TCBM).

2. Những vấn đề tồn tại trong chính sách tài khóa giai đoạn 2011-

2.1. Thực trạng thu ngân sách

Quy mô thu ngân sách

Trong những năm gần đây, quy mô tương đối của NSNN giảm rõ rệt. Thu ngân sách từ gần 30% GDP trong nhiều năm đã giảm xuống hơn 23% GDP giai đoạn 2015 - 2018. Ngoài ra, ước lượng quy mô thu ngân sách hợp lý của Việt Nam hiện nay (với đặc điểm về thể chế, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, điều kiện tự nhiên, xã hội…) là khoảng 23 - 24% GDP (Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành, 2019). Như vậy, quy mô NSNN của Việt Nam giai đoạn gần đây đã sát với mức hợp lý hơn, nhất là trong giai đoạn 2013 - 2016. Tuy vậy, từ năm 2017 - 2018, quy mô thu lại tăng cao hơn mức quy mô hợp lý này ở mức khoảng 8 - 10%.

Hình 1. Tình hình thu NSNN, 2011 - 2020

Nguồn: Bộ Tài chính, số liệu năm 2011 - 2017 là số quyết toán, năm 2018 - 2019 là số dự toán và năm 2020 là số dự báo

Cơ cấu thu ngân sách

Cơ cấu theo sắc thuế cho thấy, thu NSNN đến từ 03 nguồn chính là thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế trên hàng hóa xuất - nhập khẩu (gồm thuế xuất - nhập khẩu, thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt trên hàng nhập khẩu). Tuy nhiên, số thu thuế với hoạt động xuất - nhập khẩu đã giảm nhanh và sẽ tiếp tục giảm đi khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các hiệp định thương mại tự do khác.

Cơ cấu theo nguồn cho thấy, số thu NSNN từ hoạt động sản xuất - kinh doanh nội địa đang là nguồn thu đóng góp chính vào NSNN cũng như có tốc độ tăng lớn nhất trong số các khoản thu. Vai trò tăng lên của thu nội địa cho thấy, thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng khi kinh tế gặp khó khăn, theo đó sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của thu NSNN. Trong thu nội địa có một nhóm các khoản thu giữ vai trò rất quan trọng là thu từ nhà đất (13,8% trung bình giai đoạn 2016 - 2018), tuy nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm này lại là một khoản thu có tính chất một lần là thu từ giao quyền sử dụng đất. Khi thu NSNN vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên không thể tái tạo thì nền kinh tế dễ bị rơi vào tình trạng được gọi là “căn bệnh Hà Lan”.

Hình 2. Cơ cấu thu NSNN, giai đoạn 2011 - 2020

Đơn vị: %

Nguồn: Bộ Tài chính, số liệu năm 2011 - 2017 là số quyết toán, năm 2018 - 2019 là số dự toán và năm 2020 là số dự báo

Cơ cấu thu nội địa theo các thành phần kinh tế cho thấy sự sụt giảm mạnh mẽ trong đóng góp từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tỷ lệ đóng góp ngân sách của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có xu hướng giảm đi, một phần là do các hoạt động chuyển giá. Tỷ lệ thu NSNN từ khu vực kinh tế tư nhân tăng lên trong giai đoạn 2006 - 2018 nhưng vẫn chưa tương xứng với tỷ lệ của nhóm này trong GDP, một phần là do tình trạng trốn thuế ở khu vực này diễn ra phổ biến. Điều này này cho thấy quá trình cổ phần hóa DNNN sẽ cần phải diễn ra cùng với việc cải thiện hiệu quả thu ngân sách ở khu vực kinh tế tư nhân nếu không muốn giảm nguồn thu NSNN trong tương lai.

Bảng 2. Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế, phí

Đơn vị: %

2006 2008 2010 2011 2012 2016 2017 2018

Tổng thu cân đối

NSNN 100 100 100 100 100 100 100 100

Thuế GTGT hàng sản

xuất trong nước 13,35 13,92 16,78 17,2 19,39 17,67 16,49 16,68 Thuế tiêu thụ đặc biệt

(TTĐB) hàng sản xuất trong nước

5,95 5,09 6,34 6,04 6,05 7,75 6,72 7,1 Thuế xuất - nhập khẩu, Thuế xuất - nhập khẩu,

GTGT và TTĐB hàng xuất - nhập khẩu

14,81 21,04 22,15 22,12 19,69 15,55 15,44 12,6 Thuế TNDN 34,51 31,57 25,26 26,19 29,37 17,13 16,85 16,78 Thuế TNDN 34,51 31,57 25,26 26,19 29,37 17,13 16,85 16,78 Thuế tài nguyên 9,21 6,06 4,47 5,58 4,99 2,45 2,55 1,3 Thuế TNCN 1,79 2,98 4,47 5,46 6,63 5,89 6,11 6,8 Thuế sử dụng đất nông 0,04 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 0,00 -

2006 2008 2010 2011 2012 2016 2017 2018

nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế nhà

đất) 0,21 0,21 0,24 0,23 0,16 0,13 0,13 0,13

Thuế chuyển quyền sử

dụng đất 0,43 0,69

Thuế môn bài 0,27 0,23 0,23 0,21 0,2 0,18 0,00 - Lệ phí trước bạ 1,16 1,69 2,14 2,23 1,53 2,47 2,14 2,6 Thu phí xăng dầu (từ

năm 2012 là thuế môi

trường) 1,37 1,04 1,79 1,59 1,72 3,94 3,47 3,5

Thu phí và lệ phí 1,72 1,79 1,7 1,17 1,41 1,55 2,80 2,8 Thu tiền thuê đất 0,56 0,81 0,64 0,79 0,73 2,13 1,96 - Thu tiền sử dụng đất 5,33 7,27 8,39 7,19 4,99 9,11 9,72 8,9 Thu bán nhà thuộc sở

hữu nhà nước 0,69 0,3 0,37 0,34 0,11 0,00 0,17 -

Thu khác 5,86 3,14 3 2,62 2,14 12,92 12,66 -

Thu viện trợ 2,73 2,17 2,02 1,02 0,88 0,77 0,61 -

Nguồn: Bộ Tài chính về quyết toán NSNN nhiều năm, năm 2017 và 2018 là số ước tính

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)