- Các gói hỗ trợ tài khóa (gồm cả an sinh xã hội) từ đầu năm 2021 đến nay:
3. Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-
ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM
PGS.TS. Bùi Tất Thắng
Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Giới thiệu
Đến nay, Việt Nam đã trải qua 3 kỳ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (1991 - 2000; 2001 - 2010 và 2010 - 2020) và đang bắt đầu thực hiện Chiến lược cho thời kỳ 10 năm 2021 - 2030. Các Chiến lược đều có những mục tiêu chung, nhưng cũng có nhiều nhiệm vụ phản ánh đặc điểm, mục tiêu mang tính đặc thù của bối cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ.
Nhìn lại 10 năm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ 2011-2020, kinh tế Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật là: tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, kinh tế vĩ mô ổn định; việc thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng… có kết quả tích cực; nhiều mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ được hoàn thành trước thời hạn và đang tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.
Tuy vậy, vẫn còn một số mục tiêu chiến lược đề ra vẫn chưa đạt được, trong đó có mục tiêu tổng quát đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu Chiến lược đề ra, khoảng cách phát triển với nhiều nước đi trước chưa thu hẹp được. Năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp. Tuy được cải thiện nhiều so với trước, nhưng môi trường kinh doanh ở một số lĩnh vực, địa phương vẫn chưa thực sự thông thoáng, hấp dẫn. Các dấu ấn của đột phá chiến lược chưa đủ để thực sự thay đổi hẳn tình hình. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa thực sự đồng bộ, đầy đủ, hiệu quả. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu; chưa gắn với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để thành động lực phát triển chủ yếu. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy được cải thiện nhiều hơn cả nhưng lại thiếu tính đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao. Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Nền công nghiệp quốc gia chưa nắm bắt được những khâu then chốt của chuỗi giá trị và cung ứng, vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài, thậm chí vào một thị trường. Cuộc khủng hoảng “kép” về y tế và kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra trên phạm vi toàn cầu càng là đậm thêm những mặt hạn chế về khả năng làm chủ các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị của kinh tế Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh như vậy, giai đoạn 10 năm tới (2021-2030) cần tiếp tục thực hiện các đột phá chiến lược được đề ra từ Chiến lược 10 năm trước và xác định rõ một số nội dung định hướng phát triển mới để đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Đó là:
- Mục tiêu chung của phát triển kinh tế-xã hội quốc gia là phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam thành nước có mức thu nhập trung bình cao, có công nghiệp hiện đại; trong đó đến năm 2025 vượt qua mức nước thu nhập trung bình thấp, có công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ.