Tài chính xanh liên quan đến việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp bởi các định chế tài chính hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia (UNEP, 2017) Tài chính xanh là nguyên lý của tín dụng

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 46 - 48)

- Các gói hỗ trợ tài khóa (gồm cả an sinh xã hội) từ đầu năm 2021 đến nay:

34 Tài chính xanh liên quan đến việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp bởi các định chế tài chính hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia (UNEP, 2017) Tài chính xanh là nguyên lý của tín dụng

chính hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia (UNEP, 2017). Tài chính xanh là nguyên lý của tín dụng xanh, bao gồm các biện pháp quản lý trong đó yêu cầu các NHTM và các định chế tài chính khác thực hiện các nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ và khôi phục môi trường sinh thái.

ro lớn hơn. Nghiệp vụ trung gian tài chính chuyển đổi mạnh mẽ từ phương thức cổ điển thông qua ngân hàng sang theo hướng thị trường; mô hình kinh doanh tài chính cũng thay đổi theo. Các ngân hàng chạy theo các nguồn thu từ phí, hoạt động giao dịch tài chính, các nghĩa vụ tài chính không mang bản chất tiền gửi (repos, giấy tờ có giá…), các sản phẩm tài chính phức tạp (chứng khoán hóa, sản phẩm phái sinh…), tăng cường giao dịch với các định chế tài chính phi ngân hàng. Xu hướng này làm cho các định chế tài chính mở rộng quy mô, hình thành các mối liên kết chặt chẽ hơn trên phạm vi quốc gia và quốc tế, các công cụ tài chính phức tạp và hình thành các kết cấu tài chính phức hợp hơn. Rủi ro chéo giữa các khu vực của TTTC, giữa các thị trường, giữa các quốc gia và hoạt động ngân hàng ngầm lớn hơn bao giờ hết. Vì vậy, các cơ quan quản lý đang nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính, một mặt khuyến khích cạnh tranh và đổi mới, một mặt nâng cao năng lực giám sát an toàn hệ thống tài chính quốc gia.

Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy quá trình cải cách thường bao gồm ba trụ cột cơ bản về: (1) Quản lý, phát triển hoạt động của hệ thống ngân hàng theo hướng vừa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh vừa duy trì ổn định; (2) Xây dựng thị trường vốn và phát triển cơ sở nhà đầu tư phi ngân hàng; (3) Tăng cường quy định và giám sát theo mô hình cẩn trọng. Các nội dung cụ thể bao gồm: Nâng cao chuẩn mực an toàn trong lĩnh vực tài chính nhằm tăng cường khả năng chống đỡ bất ổn và khủng hoảng của hệ thống tài chính toàn cầu; mở rộng phạm vi giám sát và kiểm soát các giao dịch tài chính, đặc biệt đưa hoạt động ngân hàng ngầm vào diện giám sát; đưa ra tiêu chuẩn mới để định dạng các định chế tài chính có rủi ro hệ thống (SIFIs) và các phương thức mới để giám sát và giảm thiểu rủi ro của các định chế này; nâng cao hiệu quả công tác giám sát với ba nội dung trọng yếu: Giám sát rủi ro hệ thống, tăng cường phối hợp giữa cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan giám sát; phối hợp, đồng bộ hóa giám sát cẩn trọng vĩ mô và giám sát cẩn trọng vi mô; thay đổi tư duy chính sách theo hướng tăng cường ổn định vĩ mô; đổi mới căn bản thể chế quản lý và giám sát theo hướng tăng tính độc lập của ngân hàng trung ương để thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, tăng thẩm quyền và chức năng của cơ quan giám sát tài chính; tăng cường phối hợp kiểm soát và xử lý rủi ro xuyên biên giới; đẩy mạnh cải cách quản trị doanh nghiệp và tăng cường tính minh bạch trong lĩnh vực tài chính.

1.1.2. 2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đối với Việt Nam, để xây dựng một TTTC lành mạnh và hiệu quả (hạn chế nguy cơ tổn thất từ các cuộc khủng hoảng hệ thống), cần phải tập trung cải cách khu vực tài chính dựa trên quan điểm khuyến khích, nghĩa là thiết lập một hệ thống các quy định và chế tài để các thành viên thị trường nhận thức đó là lợi ích tốt nhất trên cơ sở đó hành động một cách hiệu quả và thận trọng. Theo đó, Chính phủ có trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm khung pháp lý, quy định và chính sách giám sát đầy đủ, hoàn thiện. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sự vận động của các xu hướng của TTTC trong tương lai để có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho

TTTC trong nước phát triển nhanh và đúng hướng. Các khuyến nghị cụ thể bao gồm: (i) Quản lý, phát triển hoạt động của hệ thống ngân hàng theo hướng vừa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, vừa duy trì ổn định.

Cạnh tranh bình đẳng trong hệ thống ngân hàng đi đôi với các ưu đãi để tăng giá trị thương hiệu của ngân hàng. Thực tế cho thấy ở các thị trường mới nổi, cạnh tranh bình đẳng là cần thiết để gia tăng thương hiệu của hệ thống ngân hàng. Cạnh tranh là cần thiết để tăng cường ổn định tài chính do khắc phục được những hạn chế của thị trường độc quyền. Do đó, cần hoàn thiện quy chế pháp lý về cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, có các giải pháp để cân bằng giữa cạnh tranh với các khuyến khích nhằm thúc đẩy hệ thống ngân hàng trong nước có đủ năng lực tài chính, quản trị, nhân sự cho những bước tự do hóa tài chính sâu rộng hơn.

(ii) Phát triển thị trường vốn và cơ sở nhà đầu tư. Một mục tiêu trung hạn quan trọng của cải cách khu vực tài chính là tạo điều kiện cho nền kinh tế có thị trường vốn hiện đại và tăng cường sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức. Hướng đến hình thành một TTTC hiện đại trên cơ sở giảm tối đa chi phí giao dịch và minh bạch hóa thông tin, từ đó giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt nhất.

(iii) Tăng cường quy định và giám sát thận trọng. Các chính phủ cần điều tiết chính sách đối với nền tài chính dựa trên nguyên tắc tối đa hóa lợi ích của các thành viên tham gia thị trường phù hợp với mục tiêu ổn định tài chính xã hội nói chung, đồng thời tăng cường cơ chế giám sát.

(iv) Sớm hoàn thiện khung pháp lý cho những lĩnh vực mới như fintech, tài chính xanh, tài chính chia sẻ… để tạo điều kiện cho các lĩnh vực này phát triển lành mạnh, đúng hướng. Đồng thời nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính để chủ động trước những thay đổi mạnh mẽ đến từ công nghệ tài chính trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)