hội giai đoạn 2011 - 2020
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 có nhiều mục tiêu mang tính toàn diện, trong đó có một số mục tiêu định hướng lớn, mang tính dài hạn ở tầm vĩ mô. Việc thực hiện các mục tiêu này đại thể như sau.
1. Mục tiêu tăng trưởng GDP 7 - 8%/năm và GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD: Trong giai đoạn 10 năm 2011-2020, có những thời kỳ rất khó khăn như những năm 2011-2012 chịu ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế thế giới và đặc biệt là năm 2020 với đại dịch Covid-19, bình quân trong cả giai đoạn 2011 - 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,9%/năm. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên khoảng 275 tỉ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.814 USD năm 2020. GDP bình quân đầu người năm 2020 so với năm 2010 tăng thêm được khoảng 1.480 USD, thấp hơn nhiều nước trong khu vực. (Năm 2018 so với năm 2010, GDP/người của Singapore tăng thêm 11.837 USD, Hàn Quốc: 5.004 USD, Trung Quốc 3.256 USD…). Như vậy, so với mục tiêu của Chiến lược đề ra là năm 2020 đạt 3.000 USD là chưa đạt. Tuy vậy, nếu tính theo cách đánh giá lại quy mô nền kinh tế của Tổng cục Thống kê, năm 2020 tổng GDP đạt khoảng 350 tỉ USD thì GDP bình quân đầu người đã là 3.590 USD, cao hơn so với mục tiêu của Chiến lược đề ra.
2. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: Đối với mục tiêu này, về cơ bản 10 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả khá tốt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống ổn định ở mức khoảng 4%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Lạm phát cơ bản giảm từ 13,6% năm 2011 xuống khoảng 2% năm 2020. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung cho lĩnh vực sản xuất, nhất là các ngành ưu tiên. Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 15 triệu tỉ đồng (tương đương 682 tỉ USD), tăng bình quân 10,6%/năm, trong đó vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ là 3,1 triệu tỉ đồng (144 tỉ USD), chiếm 20,8% tổng đầu tư xã hội, tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm, nhất là giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo, an ninh, quốc phòng... góp phần quan trọng thay đổi diện mạo đất nước, tạo động lực cho phát triển và thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước. Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trong nước chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng đầu tư xã hội, tăng từ 36,1% năm 2010 lên 46,2% năm 2020. Một số tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân đã tham gia đầu tư, hoàn thành nhiều công trình, dự án lớn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều dự án hạ tầng theo phương thức đối tác công - tư (PPP) được triển khai thực hiện, nhất là trong lĩnh vực giao thông. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giai đoạn 2011 - 2020 đạt trên 278 tỉ USD; vốn thực hiện đạt 152,3 tỉ USD, tăng gần 6,9%/năm, chiếm 22,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bội chi ngân sách nhà nước giảm từ mức bình quân 5,4% GDP giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn 3,9% GDP giai đoạn 2016 - 2019. Tỉ lệ nợ công so với GDP tăng từ 51,7% cuối năm 2010 lên 63,7% năm 2016 để huy động nguồn lực thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng. Từ năm 2017, nhờ giảm bội chi ngân sách nhà nước, siết chặt quản lý vay và bảo lãnh chính phủ, nợ công bắt đầu giảm; tỉ lệ nợ công đến năm 2019 giảm còn 54,7%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 3,6 lần, từ 157,1 tỉ
USD năm 2010 lên 517 tỉ USD năm 2019, tương đương trên 190% GDP. Cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt 12,6 tỉ USD năm 2010 sang cơ bản cân bằng và có thặng dư vào những năm cuối kỳ Chiến lược. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư; dự trữ ngoại hối tăng từ 12,4 tỉ USD năm 2010 lên 28 tỉ USD năm 2015 và đạt trên 80 tỉ USD vào cuối kỳ Chiến lược. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực… được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ tiết kiệm so với GDP giai đoạn 2011 - 2020 bình quân đạt khoảng 29%.
3. Mục tiêu thực hiện 3 đột phá chiến lược: (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; và (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn”. Mục tiêu này tuy chưa đạt được mức “đột phá” như kỳ vọng, nhưng cũng có nhiều dấu ấn thành công rõ rệt. Về thể chế kinh tế đã ban hành nhiều chính sách thông thoáng hơn, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động, kinh doanh theo hướng cạnh tranh minh bạch, bình đẳng. Vai trò của Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế nhiều hơn. Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nhờ vậy mà cải thiện đáng kể vị trí xếp hạng, từ mức 88/183 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2010 lên 70/190 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2019. Về
phát triển nguồn nhân lực gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đã tăng được tỷ lệ
lao động qua đào tạo từ mức 40% năm 2010 lên khoảng 65% năm 2020, trong đó, lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 14,6% năm 2010 lên khoảng 24% vào năm 2020. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc tế như công nghệ thông tin, y tế, công nghiệp xây dựng, cơ khí… Công tác đào tạo nhân lực đã chuyển hướng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng lao động, thị trường. Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo được triển khai tích cực theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia mới. Mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục được mở rộng ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Đã chú trọng hơn việc dạy và học đạo đức, kỹ năng sống, ngoại ngữ, giáo dục thể chất. Từng bước tiếp cận dạy và học qua internet, truyền hình với nhiều hình thức khác nhau. Về xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng, đã có nhiều công trình, dự án kết cấu hạ tầng lớn, hiện đại trong các lĩnh vực
như giao thông, năng lượng, viễn thông, thuỷ lợi, đô thị, thương mại… được tập trung đầu tư, hoàn thành và đưa vào khai thác. Năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng lên đáng kể, nhiều lĩnh vực có bước đột phá có dấu ấn rõ ràng nhất như giao thông
đường bộ, đường hàng không, điện lực, thông tin, y tế, hạ tầng các đô thị lớn.
4. Mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng: Ngay từ đầu nhiệm kỳ Chiến lược 2011-2020, vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã được đặt ra. Nhằm mục tiêu này, thực tế 10 năm qua nền kinh tế Việt Nam đã chuyển căn bản từ kế hoạch đầu tư công hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn, huy động mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn vào các công trình quan trọng, thiết yếu. Cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước đi vào thực chất hơn, tập trung vào cổ phần hoá, thoái vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong nước (bao gồm doanh nghiệp tư nhân và kinh tế hộ gia đình) phát triển khá nhanh, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, sản xuất ra 43% GDP, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Việc triển khai tái cơ cấu tuy được triển khai rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực, các cấp độ, song nhìn chung chưa đồng đều. Chất lượng tăng trưởng tuy có tăng, thể hiện qua mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đã tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên khoảng 41,1% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 37,5%, vượt mục tiêu Chiến lược đề ra (35%). Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8%/năm. Hiệu quả đầu tư được nâng lên; hệ số ICOR giảm từ 6,3 giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn khoảng 6,1 giai đoạn 2016 - 2019. Tuy vậy, mô hình tăng trưởng kinh tế mới vẫn chưa hình thành rõ nét, tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào gia tăng số lượng vốn đầu tư, lao động phổ thông và các nguồn lực đầu vào khác.
5. Mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới: Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo là một trong những thành tựu nổi bật nhất của việc thực hiện chiến lược 10 năm qua. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống dưới 3% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều)36. Kết cấu hạ tầng thiết yếu ở nhiều huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện hơn trước nhiều, tạo điều kiện cho người dân có sinh kế tốt hơn và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đồng thời, chương trình xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành trước thời hạn gần 2 năm so với mục tiêu Chiến lược đề ra; đến hết năm 2019 cả nước có 54% số xã và 111 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Nhờ chương trình này, đời sống kinh tế và văn hóa xã hội ở nhiều vùng nông thôn được cải thiện một cách rõ rệt.
6. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại: Trở thành nước công nghiệp hiện đại từ lâu đã được đặt ra như là mục tiêu chính của quá trình CNH, HĐH. Nhưng xác định thời điểm đến năm 2020, Việt Nam “cơ bản trở thành một nước công nghiệp” thì bắt đầu được nêu ra từ Đại hội VIII
36
(1996). Từ Đại hội VIII (1996) đến hết nhiệm kỳ Đại hội XI (2015) dài 20 năm, mục tiêu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa và Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã không thực hiện được. Những nghiên cứu về tiêu chí của một nước công nghiệp trong thời kỳ này đã cho thấy, đến thời điểm năm 2020, Việt Nam vẫn chưa trở thành nước công nghiệp được. Vì vậy, Đại hội XII (2016) đã thay bằng mục tiêu: “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.