Thực trạng phân cấp ngân sách

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 99 - 101)

- Tăng cường quản lý và giám sát theo chỉ tiêu, theo rủi ro kết hợp với cụ thể về vốn và tài sản công hiệu quả hơn (rà soát và sắp xếp lại TCBM).

2. Những vấn đề tồn tại trong chính sách tài khóa giai đoạn 2011-

2.3. Thực trạng phân cấp ngân sách

2.3.1. Quy mô phân cấp

Việt Nam đã từng bước phân cấp trách nhiệm tài khóa ngày càng nhiều hơn cho các địa phương trong hai thập kỷ trở lại đây. So với tổng thu cân đối NSNN thì thu ngân sách địa phương (NSĐP) theo phân cấp đã tăng từ mức trung bình 26,4% (giai đoạn 1997 - 2003) lên hơn 35% (giai đoạn 2004 - 2011) và 42% (giai đoạn 2015 - 2017). So sánh quốc tế cho thấy, tỷ lệ thu NSĐP trong GDP của Việt Nam đạt gần 10% giai đoạn này, cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển. Tỷ lệ chuyển giao ngân sách từ trung ương cho địa phương của Việt Nam cũng cao hơn mức trung bình của nhóm các nước đang chuyển đổi Đông Âu và Liên Xô cũ, song thấp hơn mức trung bình của các nước đang phát triển.

Tương tự như thu NSĐP, tỷ lệ chi tiêu của NSĐP trong tổng chi NSNN cũng tăng nhanh, từ khoảng 40% năm 1997 lên hơn 60% tổng chi NSNN năm 2012, trước khi giảm xuống trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, cho đến năm 2018, tỷ lệ chi NSĐP vẫn khoảng 55% tổng chi cân đối NSNN. So sánh với quốc tế cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ chi NSĐP trong tổng chi NSNN cao hơn mức trung bình nhiều quốc gia, cao hơn với mức trung bình của nhóm các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

2.3.2. Tính công bằng và hiệu quả của phân cấp ngân sách

Cơ chế điều chỉnh ngân sách của Việt Nam hiện nay nhằm đảm bảo phân chia nguồn lực NSNN theo hướng công bằng giữa các địa phương. Mặc dù tính tổng thể thì các địa phương giàu có số thu NSĐP cao hơn nhiều so với các tỉnh nghèo, song nếu tính theo đầu người thì mức chi NSĐP lại có tính đồng đều giữa các địa phương và nhiều tỉnh nghèo có số chi bình quân cao hơn các tỉnh giàu hơn ở vùng đồng bằng.

Phân tích cũng cho thấy tồn tại mối liên hệ cùng chiều mạnh giữa mức chi tiêu bình quân đầu người và quy mô bổ sung ngân sách, phản ánh kết quả tái phân phối nguồn lực của Chính phủ. Tuy nhiên, việc phân cấp ngân sách theo cơ chế hiện nay chưa giải quyết được bài toán về hiệu quả.

2.3.3. Tính ổn định và bền vững của ngân sách địa phương

Mô hình phân chia ngân sách hiện nay chưa thực sự khuyến khích các địa phương nuôi dưỡng nguồn thu, cải thiện hiệu quả chi tiêu mà ngược lại khuyến khích các tỉnh tăng chi nhiều nhất có thể, để tránh bị điều tiết nguồn thu về ngân sách trung ương (NSTW). Khi các khoản chi tiêu không được xây dựng trên nguyên tắc hiệu quả và kết quả của chúng chưa được đánh giá chính xác thì hệ quả là quy mô chi NSNN tăng lên nhưng chất lượng chi tiêu sẽ thấp hơn.

Nguồn vốn đầu tư của Trung ương giảm ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án, mục tiêu quan trọng của quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh sự phối hợp vùng còn hạn chế. Hơn nữa, phân cấp quá mạnh sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư lãng phí khi các địa phương đều có nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng giống nhau. Sử dụng Chỉ số HHI để đo lường mức độ tập trung của vốn đầu tư từ NSNN ở các địa phương cho thấy, đầu tư từ NSNN ở các địa phương là dàn trải và manh mún.

Tỷ lệ thu ngân sách của các địa phương đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây không xuất phát từ việc thay đổi trong phân cấp ngân sách theo hướng để lại nguồn thu nhiều hơn cho địa phương mà chủ yếu là do các địa phương tập trung khai thác các nguồn thu được phân chia 100% cho NSĐP. Các địa phương tìm kiếm tăng nguồn thu qua việc tăng thu từ đất đai - một loại nguồn thu được phân cấp hoàn toàn cho địa phương. Nguồn thu đất đai lớn có thể làm các địa phương có nguy cơ rơi vào tình trạng “căn bệnh Hà Lan”.

2.3.4.Tính kỷ luật và minh bạch của phân cấp ngân sách

Do quy trình ngân sách có tính lồng ghép lớn và thời gian thực hiện tương đối ngắn, làm cho việc lập dự toán, quyết toán ở các cấp mang tính hình thức. Sự khác biệt lớn giữa số dự toán và quyết toán cho thấy việc biểu quyết dự toán ngân sách hằng năm ở các cấp có ít tính ràng buộc trong thực thi.

Thiếu hụt nguồn cho chi đầu tư xây dựng đã làm cho các địa phương buộc phải đi vay nợ, khi mà những địa phương có nguồn thu từ phân cấp cao lại là những nơi có nhu cầu chi lớn. Luật NSNN năm 2015 và Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định về “tỷ lệ vàng”, theo đó chính quyền cấp tỉnh không được vay cho chi thường xuyên mà chỉ cho vay đầu tư.

Việt Nam có khá nhiều các quy định về định mức và nguyên tắc phân bổ ngân sách của Trung ương áp dụng cho các ngành cụ thể. Trong một số trường hợp, các quy tắc này ảnh hưởng đến các ưu tiên của địa phương và hiệu quả phân bổ vì không quan

tâm đến môi trường tài khóa và kinh tế tại địa phương. Ngoài ra, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý NSĐP còn hạn chế.

Một phần của tài liệu QR bai Dien dan TCVN 2021 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)