Mục tiêu của hoạt động thu mua trong quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

Các nhà lãnh đạo yêu cầu hoạt động thu mua phải đạt được mục tiêu “5 đúng”: +Đúng “CHẤT LƯỢNG” – Of the RIGHT QUALITY

+Đúng “NHÀ CUNG CẤP” – From the RIGHT SUPPLIER +Đúng “SỐ LƯỢNG” – In the RICHT QUANTITY

+Đúng “THỜI ĐIỂM” – At the RIGHT TIME +Đúng “GIÁ” – At the RIGHT PRICE

Từ đó xây dựng mục tiêu của hoạt động thu mua trong quản trị chuỗi cung ứng.

i. Đảm bảo cho hoạt động của công ty được liên tục, ổn định

Đây là mục tiêu cơ bản nhất, quan trọng nhất và đây cũng chính là lý do tồn tại của bộ phận quản trị chuỗi cung ứng.

ii. Mua hàng với giá cạnh tranh

Mua được hàng với giá cạnh tranh: nghĩa là mua hàng với giá tương ứng với cung cầu và mức độ khan hiếm của hàng hóa đó trên thị trường. Đôi khi để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về kết cấu và chi phí của nhà cung cấp cũng

như khả năng giúp họ cải thiện kết cấu ấy, từ đó thỏa thuận được 1 mức giá công bằng so với chi phí thực tế của họ. Một khi mua hàng với giá cao hơn những đối thủ cạnh tranh, có nghĩa là đã không đạt được mục tiêu này.

iii. Mua hàng 1 cách khôn ngoan

Mua hàng khôn ngoan nghĩa là luôn khéo léo thỏa mãn một cách tốt nhất các mặt chất lượng, dịch vụ và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình. Như vậy thường xuyên phải có một 1 sự cộng tác giữa người mua và đối tượng trực tiếp sử dụng nguyên vật liệu đó nhằm làm rõ nhu cầu. Bên cạnh đó, có thể hình thành những nhóm chức năng chéo để phối hợp và điều hòa nhu cầu của đối tượng sử dụng với khả năng của nhà cung cấp theo hướng tối ưu.

iv. Dự trữ ở mức tối ưu

Mặc dù việc duy trì một tỷ lệ vật tư dự trữ cao sẽ đảm bảo đạt được mục tiêu thứ nhất, song lại rất tốn kém. Trên bình diện chung, mức dự trữ vật tư ở mỗi công ty là vào khoảng 25 đến 35% một năm nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng. Do vậy, công việc quản trị vật tư chính là cần đối mức dự trữ đó. Nếu áp dụng hệ thống sản xuất/ dự trữ vừa-đúng-lúc thì việc đạt được mục tiêu này sẽ dễ dàng hơn. Ngoài mục đích giảm những thất thoát có thể xảy ra trong quá trình mua hàng, vận chuyển, đóng gói và dự trữ, quản trị cung ứng tốt còn giúp hạn chế những thiệt hại do vật tư bị hư hỏng, lỗi thời hay mất cắp.

v. Phát triển những nguồn cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy:

Những nhà cung cấp sẵn sàng hợp tạc để cùng giải quyết rắc rối và giảm thiểu tối đa chi phí vật tư của công ty mua hàng, đó chính là những nguồn lực vô giá của công ty đó.

Ngày nay, những công ty tiên tiến có khuynh hướng “mua nhà cung cấp” chứ không đơn thuần là “mua hàng”. Việc phát hiện, điều tra, lựa chọn và trong 1 số trường hợp phát triển những nhà cung cấp nhanh nhạy, thỏa mãn các yêu cầu đặt ra là nhiệm vụ hàng đầu của người mua.

Một công ty không thể đạt hiệu suất tối ưu nếu không nhận được nguồn vật tư ổn định từ 1 nhóm các nhà cung cấp đáng tin cậy. Chính vì yêu cầu quan trọng này mà rất nhiều công ty đã thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ hoặc những liên minh sản xuất chiến lược với những cơ sở cung cấp – một phương pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu của đôi bên.

vi. Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp hiện có.

Quan hệ tốt với những nhà cung cấp là hết sức cần thiết, và mối quan hệ với các nhà cung cấp tiềm năng là vô giá. Về lâu dài, mục tiêu số 5 là khó lòng được đảm bảo nếu 2 bên không duy trì được sự hài lòng về nhau. Những nhà cung cấp tiềm năng rất quan tâm và thiết tha được làm ăn với 1 công ty mà họ nhận thấy đấy là 1 khách hàng tốt. Và một khi hợp đồng được thỏa thuận sẽ không tránh khỏi có vô số những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên mọi vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng và ổn thỏa nếu giữa 2 bên tồn tại 1 quan hệ tốt đảm bảo được lợi ích mỗi bên. Khi ấy, nhà cung cấp sẵn sàng chia sẻ những thành quả nghiên cứu, cung cấp thông tin về các sản phẩm mới và giá của họ cho người mua hay nói chung họ phục vụ người mua tốt hơn.

vii. Tăng cường hợp tác với các phòng ban khác trong công ty

Mục tiêu chính của quản trị cung ứng là đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng. Muốn làm được điều đó thì bộ phận cung ứng phải xác định được chính xác nhu cầu của các bộ phận khác trong công ty. Vì vậy, bộ phận cung ứng phải có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty, trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung. Bộ phận cung ứng cần tham gia vào các nhóm chức năng chéo, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về giá cả, thị trường và các loại vật tư, để yêu cầu các nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu 1 cách tốt hơn nữa.

viii. Thực hiện mua hàng – cung ứng 1 cách có hiệu quả

Thực hiện được đồng bộ 7 mục tiêu nêu trên, cũng có nghĩa là bộ phận cung ứng đã đạt được mục tiêu thứ 8 – thực hiện cung ứng 1 cách có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này phải liên tục kiểm tra, cải tiến, hợp lý hóa quy trình nghiệp vụ cung ứng.

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 37 - 40)