0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Kinh nghiệm trên thế giới về quản trị thu mua trong chuỗi cung ứng nguyên

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 54 -57 )

nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Khoảng thời gian đầu thập niên 2000, tại Việt Nam các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tổ chức hoạt động thu mua riêng lẻ theo kế hoạch sản xuất ngắn hạn, và bộ phận thu mua tự lên kế hoạch thu mua từ số liệu tổng hợp từ các bộ phận liên quan, vì vậy khi có bất cứ thay đổi nào về sản lượng bán hàng, ảnh hưởng từ chuỗi cung ứng đều không được dự báo và cũng như các chiến lược nhằm quản trị quản trị rủi ro, trong khi đó ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi rủi ro về giá mua nguyên liệu đầu vào rất lớn.

Đến giữa thập niên 2010, khi các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh đầu tư vả mở rộng quy mô hoạt động, chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại thị trường Việt Nam, 70% vào năm 2015, và 87% vào năm 2018. Hầu hết các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn trên thế giới đều đã mở nhà máy tại Việt Nam như: CP (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), Dehues (Hà Lan), CJ (Hàn Quốc), Emivest (Malaysia), Jaffa (Indonesia),… Ngoài tiềm lực tài chính mạnh, họ mang theo kinh nghiệm quản trị thành công được đúc kết trong quá trình hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, đồng thời gắn kết thị trường Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà họ đã, đang tham gia và không ngừng mở rộng.

Với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm xây dựng công thức nhằm tận dụng tối đa nguồn cung ứng, nguyên liệu sẵn có tại địa phương, các tập đoàn đa quốc gia tập trung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm để tối ưu hóa việc sự dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, đồng thời họ sẽ xuất nguồn nguyên liệu tại Việt Nam đi các nước nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ, vừa đảm bảo được giá thành cạnh tranh và kiểm soát được chất lượng tại nguồn mà không qua trung gian, không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp địa phương, mà còn tạo được lợi thế cạnh tranh ngay tại các quốc gia khác nằm trong hệ thống toàn cầu của họ.

Về mua hàng quốc tế, tận dụng quy mô lớn và toàn cầu họ mua được nguyên liệu, hàng hóa nông sản trên sàn giao dịch ngũ cốc CBOT với mức chiết khấu cao hơn, và họ có thể chủ động được lịch vận chuyển khi đủ khả năng thuê nguyên tàu xá

để chuyên chở hàng cho riêng họ với chi phí thấp hơn thông qua các thương mại (trung gian đứng ra mở tàu và bán hàng cho nhiều người mua). Tàu hàng xá tải trọng 50,000 – 70,000 tấn, chỉ những nhà máy công suất lớn như CP, Cargill, Greenfeed, Masan, … họ mới đủ khả năng nhập nguyên tàu, ký trực tiếp với nhà xuất khẩu, với quy mô nhỏ hơn, các nhà máy chỉ có thể ký qua các trung gian thương mại như: Cargill, LDC, ADM, Cofco, CJ, Gleencore, Enerfo,…

Để giảm thiểu mức chiết khấu qua trung gian, các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô toàn cầu họ tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách lập ra các công ty trực thuộc chuyên kinh doanh thương mại nguyên liệu, vừa phục vụ nhu cầu cho hệ thống toàn cầu, vừa cạnh tranh với các công ty chỉ chuyên kinh doanh nguyên liệu thuần mà không tham gia vào quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tập đoàn Cargill (Hoa Kỳ) không chỉ là một nhà sàn xuất thức ăn chăn nuôi, mà còn là công ty kinh doanh nguyên liệu khổng lồ họ có nhà máy kho bãi khắp các vùng nguyên liệu chính trên thế giới như Hoa Kỳ, Nam Mỹ (Argentina, Brazil),…

Tùy vào biến động giá cả, nguồn cung tại từng thị trường trong hệ thống toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia, tại mỗi thời điểm có nhiều chuyến hàng đi từ nhiều nơi đến nhiều cảng đích khác nhau, họ có thể điều chỉnh cảng đích để đảm bảo chuỗi cung ứng họ được vận hành nhịp nhàng, tối ưu hóa chi phí. Ví dụ: tập đoàn CP, họ có hệ thống nhà máy tại Việt Nam, Thái Lan, … kế hoạch ban đầu họ thuê nguyên tàu xá vận chuyển bắp, khô đậu tương từ Nam Mỹ (Argentina, Brazil) về cảng Phú Mỹ, Việt Nam, trên đường vận chuyển chưa tới cảng đích, nhu cầu của hệ thống nhà máy tại Thái Lan thiếu hụt, hoặc biến động giá chênh lệch giá giữa Việt Nam và Thái Lan, tối ưu chi phí họ có thể chuyển cảng đích về Thái Lan, và đảo chuyển một chuyến tàu khác theo chiều ngược lại, …

Một kinh nghiệm trong quản trị thu mua từ các tập đoàn đa quốc gia, là họ có mạng lưới toàn cầu, cập nhật thông tin thị trường chuẩn xác, và có đội ngũ phân tích thị trường để đưa ra quyết định mua hàng tại thời điểm tốt nhất, các đội phân tích thường tập trung tại một địa điểm và ra quyết định mua hàng cho toàn hệ thống trên toàn cầu. Chi phí cho đội ngũ phân tích thị trường này rất lớn, tuy nhiên giá trị mang lại trong quản trị thu mua cực kỳ lớn, và nguồn tài nguyên này được sử dụng cho

nhiều lĩnh vực kinh doanh như thương mại hay sản xuất, chứ không riêng lẻ chỉ cho một hoặc vài mục đích.

Từ những kinh nghiệm trên thế giới áp dụng vào quản trị thu mua của các tập đoàn đa quốc gia, để nhận ra rằng các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam không đủ tầm vóc để cạnh tranh, đó cũng là lý giải tại sao thị phần sản xuất thức ăn chăn nuôi lần lượt rơi vào tay các doanh nghiệp FDI, tính đến hết 2020, cả nước có 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhóm các doanh nghiệp FDI chỉ có 85 nhà máy, chiếm 32% trong khi sản lượng chiếm tới 65% thị phần, riêng CP Việt Nam chiếm tới 20% thị phần.

Gần 75% nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam, đa phần quy mô nhỏ lẻ, không chịu nổi áp lực cạnh tranh từ nhóm các doanh nghiệp FDI đã giảm quy mô hoặc chuyển đổi, ngừng hoạt động. Tuy nhiên, với xu hướng hội nhập, và không muốn bị đào thải, một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi quy chuẩn lại hoạt động thu mua, và quản trị thu mua hiệu quả để tiếp tục tồn tại và phát triển. Hiện tại, chỉ có 3 doanh nghiệp nội địa có quy mô lớn để cạnh tranh với nhóm các doanh nghiệp FDI: Masan (sau khi mua lại Proconco và Anco 2015), Greenfeed và Dabaco.

Proconco và Anco sau khi được tiếp quản bởi Masan, đã có những thay đổi mạnh mẽ trong quản trị hoạt động kinh doanh nói chung, và quản trị hoạt động thu mua nói riêng, trước thời điểm sát nhập Proconco có 5 nhà máy, Anco có 6 nhà máy trên cả nước, tuy nhiên hoạt động thu mua tại từng nhà máy mang tính riêng lẻ, thiếu gắn kết, và hoạt động thu mua không được đồng bộ trong chuỗi cung ứng, thu mua tự lên kế hoạch mua hàng, bộ phận logistics chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ sau mua, một số trường hợp thu mua mua nhiều hơn kế hoạch vì họ nhận định giá tốt, có thể tích trữ hàng và kinh doanh kiếm lợi nhuận bằng việc bán nguyên liệu, bằng nhận định chủ quan mà không tính toán được vấn đề hậu cần kho bãi cho việc tích trữ hàng hóa, và phân bổ dòng tiền, cũng như kiểm soát chất lượng tổn thất,…

Sau khi sát nhập, Masan là tập đoàn chuyên về lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, nhưng họ nhận thấy cốt lõi của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là phải kiểm soát hiệu quả chi phí nguyên liệu đầu vào, có như vậy họ mới có thể tồn tại trong môi

trường cạnh tranh khốc liệt, mà họ thua thiệt so với các tập đoàn đa quốc gia, họ đặt trong tậm vào xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, và xem đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, họ đầu tư xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP để kết nối tất cà các nhà máy thuộc 2 hệ thống Proconco và Anco chung, đồng bộ các bộ phận từ làm kế hoạch nguyên liệu, kế hoạch bán hàng, dịch vụ bán hàng, thu mua, giao nhận, kho bãi, logistics vào khối cung ứng (Supply Chain), hoạt động thu mua được tách biệt chức năng chuyên môn vào phân tích giá cả thị trường, chọn thời điểm mua và chịu trách nhiệm mua đủ số lượng, đúng chất lượng và thời điểm đảm bảo tối ưu chi phí đầu vào, có tính cạnh tranh. Vì vậy việc quản trị thu mua sẽ được chuyên sâu và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 54 -57 )

×