Giải pháp về quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 94 - 95)

Mục tiêu giải pháp: kiểm soát tồn kho nguyên liệu trong mức cho phép, nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu đưa vào sử dụng, và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn, luân chuyển dòng tiền

Nội dung giải pháp:

Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, để quản lý xuất nhập tồn nhằm truy xuất số liệu tồn kho nhanh chóng, chính xác. Kiểm soát mức độ sai lệch giữa tồn kho thực tế với tồn kho trên hệ thống, ở mức dung sai cho phép, việc sử dụng nguyên liệu phải tuân thủ đúng liều lượng theo công thức được cài đặt tự động trên hệ thống sản xuất, không tự ý điều chỉnh bằng tay. Kiểm kê định kỳ hàng ngày để phát hiện sai lệch và truy vết nhằm có hướng xử lý kịp thời.

Duy trì mức tồn kho tối ưu, không quá 22 ngày. Tính toán dung lượng kho bãi, công suất xếp dỡ hàng của công ty để tính toán, phân bổ lịch nhập hàng, đảm bảo hàng hóa được luân chuyển thường xuyên, nhập trước xuất trước, và nguyên liệu không lưu trữ tại kho quá lâu trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng, cũng như dòng tiền được sử dụng hiệu quả. Tùy từng đặc điểm mùa vụ, hoặc đặc tính của nguyên liệu và khả năng cung ứng sẵn có để xây dựng mức tồn kho phù hợp cho từng loại nguyên liệu cụ thể, ví dụ như cám gạo là loại cám tươi từ nhà máy xay xát

lúa, thời hạn sử dụng ngắn và nguồn cung sẵn có không phù hợp cho việc tích trữ, vì vậy tồn kho tối ưu chỉ trong vòng 7-10 ngày.

Sản xuất thường tăng công suất vào các thời điểm cuối tháng, hoặc khi có các chương trình khuyến mãi bán hàng. Thu mua phải nắm được kế hoạch sản xuất để phân bổ nguồn lực và sắp xếp lịch giao hàng kịp thời tránh ùn ứ hoặc thiếu cục bộ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Ngoài việc theo dõi thông tin thị trường để biết xu hướng giá nguyên liệu, chọn thời điểm thu mua, còn phải theo dõi sát thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi để có kế hoạch dự phòng, hoặc điều chỉnh kế hoạch cung ứng để tránh bị động khi tăng hoặc giảm sản lượng, đồng nghĩa với khủng hoảng thiếu hoặc thừa, qua đó xây dựng các chiến lược ứng phó linh hoạt.

Phòng ban triển khai giải pháp: Phòng thu mua, Phòng sản xuất (chủ đạo là bộ phận kho)

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)