Do tình trạng kinh doanh thiếu hiệu quả, lợi nhuận âm trong nhiều năm làm vốn chủ hữu giảm xuống, đồng thời chi phí lãi vay cao. Dòng tiền phục vụ cho hoạt động thu mua nguyên liệu luôn trong tình trạng thiếu hụt, ảnh hưởng đến kế hoạch thu mua, và thực hiện hợp đồng, kế hoạch nhập hàng.
Những rủi ro liên quan đến tính pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng, do thường xuyên vi phạm về điều khoản thanh toán, trong tình hình thị trường khan hiếm, giá tăng cao đột biến, những nhà cung cấp thường quay lưng hoặc gây áp lực thanh toán đúng hạn để tiến hành thực hiện hợp đồng, gây khó khăn cho hoạt động thu mua và việc quản trị thu mua hiệu quả.
Chính sách đãi ngộ so với mặt bằng chung trong ngành không tốt bằng, môi trường và điều kiện làm việc không đủ sức thủ hút người tài. Nhân sự bộ phận thu mua có kinh nghiệm gắn bó lâu năm với công ty theo kiểu quen việc, nhưng khả năng và tư duy phát triển không được đánh giá cao, không bắt kịp được với xu hướng trong quản trị thu mua hiện đại.
Chưa chuẩn hóa được quy trình làm việc theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, vì vậy xử lý công việc còn mang nặng tính định tính, theo ý kiến chủ quan của từng bộ phận, thiếu tính gắn kết và kiểm soát chi phí được hiệu quả. Tâm lý đùn đẩy trách nhiệm và các bộ phận thường can thiệp vào công việc chuyên môn của bộ phận thu mua, bộ phận bán hàng đòi hỏi giá thu mua nguyên liệu phải bằng hoặc tốt hơn những công ty trong top 20 (số liệu ở phần trước), trong khi giá bán thức ăn phải bằng hoặc thấp hơn để có thể bán được hàng vì lý do thương hiệu yếu hơn. Đó là những đòi hỏi
hết sức phi lý, trong khi số liệu đưa ra một chiều không được kiểm chứng và không có cái nhìn khách quan tổng thể toàn thị trường.