Giải pháp về tiết kiệm chi phí sử dụng nguyên liệu

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 95 - 96)

Mục tiêu giải pháp: chi phí nguyên liệu đầu vào phải có tính cạnh trạnh so với các đối thủ trong ngành, tiết kiệm tối đa những chi phí không cần thiết để giảm giá thành nguyên liệu đầu vào.

Nội dung giải pháp:

Cơ cấu giá nguyên liệu ngoài giá trị thuần của nguyên liệu, thì có tỷ trọng rất lớn chi phí về cung ứng như: vận chuyển, đóng gói, xếp dỡ, … vì vậy cần phải có những giải pháp phù hợp để tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào của nguyên liệu. Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, sử dụng máy móc vận hành cho bốc xếp thay cho sử dụng lao động bốc xếp chi phí cao và tốn nhiều thời gian.

Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi phần lớn là nguyên liệu thô, chuyên chở bằng tàu rời, xá. Vì vậy, nhà máy sản xuất cần sử dụng tối đa thiết bị vận chuyển, nhập kho giữ nguyên hiện trạng hàng rời, xá mà không cần tịnh bao quy cách làm phát sinh chi phí bao bì và đóng bao, xếp dỡ. Tại Woosung Việt Nam, do đặc thù của hệ thống dây chuyền sản xuất, một số loại nguyên phải đổ từ bao thay

vì hàng xá đổ trực tiếp vào hầm chứa, phát sinh chi phí đóng bao tại kho xuất và vận chuyển về kho nhà máy Woosung Việt Nam, vì vậy giá nguyên liệu thường cao hơn 200-250đ/kg so với các đối thủ cùng ngành.

Chú trọng thu mua nguyên liệu chất lượng tốt, tránh hao hụt do nguyên liệu kém chất lượng hiệu suất sử dụng không đạt 100%, đồng thời phòng công thức cần phải tối ưu việc sử dụng nguyên liệu tránh tình trạng sử dụng quá nhiều loại nguyên liệu, hoặc sử dụng những loại nguyên liệu mang tính đặc thù chỉ sử dụng trong một vài sản phẩm, khi sử dụng không hết sẽ gây lãng phí, mà không thể tận dụng được.

Quy mô đơn hàng nhỏ, vì vậy cần tối ưu số lượng đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng, để tiết kiệm những khoản định phí, đồng thời vẫn đáp ứng được công suất xếp dỡ của nhà máy, hạn chế tối đa chi phí lưu kho bãi tại cảng, như phân tích ở trên, chênh lệch chi phí giữa việc nhận hàng trực tiếp tại tàu, và lấy hàng từ kho cảng (thời gian làm hàng từ lúc tàu cập cảng đến lúc tàu rời đi chỉ khoảng 4-7 ngày, sau thời gian trên nếu không nhận hàng kịp, thì tàu sẽ đưa hàng vào kho và rời đi, chi phí để đưa hàng vào kho phát sinh 40-70đ/kg hàng xá). Giải quyết tốt được vấn đề này, lợi thế về giá nguyên liệu đầu vào sẽ rẻ hơn bằng khoản tiền tương ứng.

Phòng ban triển khai giải pháp: Phòng thu mua, Phòng sản xuất, Phòng công thức

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)