Vai trò quan trọng của hoạt động thu mua đã được nhìn nhận rõ ngay từ giai đoạn đầu khi khái niệm Chuỗi Cung Ứng ra đời vào những năm 1980, cùng lúc với sự hình thành quá trình giao thương và trao đổi hàng hoá, nguyên vật liệu giữa các nước với nhau.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã bắt đầu có sự thay đổi trong quan niệm và đánh giá về công tác quản trị thu mua khi không chỉ dừng lại ở việc liên hệ với các nhà cung ứng để nhận được đúng số lượng, chủng loại, quy cách hàng hóa, thời gian nhận hàng với chi phí giá cả tốt nhất, mà còn yêu cầu công việc phải đạt chiều sâu về kiến thức và chuyên nghiệp về nghiệp vụ bao gồm: xác định nguồn hàng chiến lược, lập kế hoạch, lựa chọn nhà cung cấp và xây dựng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp, kỹ năng đàm phán, quản lý hợp đồng Quốc Tế. Qua đó đưa hoạt động thu mua đạt tầm chiến lược, trở thành mảng trọng yếu trong tổ chức doanh nghiệp và cần sự quản lý hiệu quả để mang lại giá trị toàn diện cho toàn Chuỗi.
Bộ phận thu mua của công ty đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định quản lý chuỗi cung ứng.
Chi phí nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm từ 60-65% giá vốn hàng bán, vì vậy hoạt động thu mua sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty, hoạt động thu mua không chỉ có vai trò mua đủ số lượng, kịp thời gian cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà còn phải thu mua với giá tốt nhất, giá đầu vào có thể cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành, nhằm mục đích giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh số, và tăng biên độ lợi nhuận
Hoạt động thu mua mang lại lợi ích cho công ty bằng nhiều cách khác nhau, không đơn thuần chỉ về giá, bởi vì hoạt động thu mua là một mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, việc mua theo đúng kế hoạch đưa ra sẽ giúp giảm thiểu rủi ro chi phí về tồn trữ, đảm bảo chất lượng nguyên liệu tốt nhất, giữ cho dòng tiền và lợi nhuận được tối ưu.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ QUẢN TRỊ THU MUA TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM