0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nhận diện rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thu mua

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 78 -81 )

Thị trường nguyên liệu sản xuất thức ăn là một thị trường hàng hóa phái sinh biến động hàng ngày, có tính liên kết thông tin trong một chuỗi cung ứng rộng lớn trên toàn cầu vì vậy hoạt động thu mua có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, việc nhận diện để có phương án hạn chế tác động của rủi ro có thể xảy ra là một trong những chức năng quan trong trong quản trị thu mua, nhằm xây dựng chiến lược thu mua hiệu quả, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động thu mua tốt hơn.

Thứ nhất, rủi ro về nguồn cung. Như đã đề cập trong yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, rủi ro về nguồn cung khi sản lượng nông sản, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Thị trường tập trung vào các thông tin thời tiết tạu các vùng trồng ngũ cốc chính như Nam Mỹ, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Úc, … giai đoạn gieo trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và thu hoạch, thời tiết bất lợi sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất và chất lượng thu hoạch. Ví dụ: do ảnh hưởng hiện tượng El Nino làm giảm lượng mưa tại khu vực Nam Mỹ, diện tích gieo trồng thu hẹp, ít mưa trong giai đoạn gieo trồng và sinh trưởng của cây bắp (ngô) và đậu nành (tương) làm giảm dự báo sản lượng thu hoạch bắp (ngô) và đậu nành (tương) của Nam Mỹ, ảnh hưởng đến tổng cung trên toàn cầu, hoặc thời điểm tháng 3 thu hoạch chính vụ đậu nành (tương) tại Brazil, nước sản xuất đậu (nành) tương lớn nhất thế giới, thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến tốc độ thu hoạch và chất lượng đậu nành (tương) không tốt do ẩm cao, đồng thời sẽ làm chậm tiến độ gieo trồng vụ bắp (ngô) chính tiếp theo, những thông tin trên sẽ được thống kê và so sánh với dữ liệu các năm trước đó như tỷ lệ thu hoạch và tỷ lệ gieo trồng vụ mới tới thời điểm 30/03. Những thông tin như trên sẽ ngay lập tức tác động đến diễn biến giao dịch trên sàn CBOT, tùy vào nhận định xu hướng để có quyết định mua hàng, số liệu để đưa ra dự báo cho các hợp đồng tương lai, người mua cần phải có kỹ năng phân tích và kinh nghiệm để đánh trúng thị trường.

Thứ hai, rủi ro về dự báo nhu cầu nguyên liệu, kế hoạch thu mua nguyên liệu thường dựa trên dự báo về sản lượng bán hàng. Đối với nhóm những nguyên liệu chính, nhập khẩu từ nước ngoài, để không bị động trong kế hoạch sử dụng phải có kế hoạch mua hàng trước từ 3-5 tháng thậm chí ký hợp đồng nhập khẩu trước 1 năm nếu nhận định được xu hướng giá. Tuy nhiên, dự báo sản lượng bán hàng thường có sai số rất lớn, chỉ khi nào tổng kết tháng mới có được con số chính xác của tháng đó vì không ai có thể tính toán được chính xác số lượng người mua sẽ mua trong tương lai, trong khu thu mua phải có kế hoạch mua từ trước. Hai trường hợp, nếu sản lượng bán hàng cao hơn dự báo dẫn đến số lượng nguyên liệu mua trước không đủ, lúc này thu mua phải tiến hành thu mua thêm với chi phí tại thời điểm đó mà không có lựa chọn nào khác có rủi ro về giá và nguồn cung trong trường hợp thị trường đang dư cung thì mua được giá tốt hơn, sản lượng bán hàng vượt sẽ có lợi nhuận vượt so với kế hoạch, ngược lại khan hiếm nguồn cung, số lượng mua thêm phải mua với giá cao, vì vậy sản lượng bán hàng vượt sẽ không đạt được kỳ vọng về lợi nhuận như kế hoạch, về trường hợp thứ 2, nếu sản lượng bán hàng thấp hơn dự báo, rủi ro về tồn kho tăng cao, chất lượng nguyên liệu giảm, trong trường hợp giá nguyên liệu tại thời điểm đó tăng so với giá mua, có thể bán ra để kiếm lợi nhuận, nếu ngược lại để giải quyết vấn đề tồn kho, bán lại nguyên liệu sẽ phải chịu lỗ, trường hợp vẫn giữ tồn kho cao thì rủi ro về việc sử dụng nguyên liệu giá cao hơn cho kỳ sản xuất tiếp theo trong khi có thể mua được đơn hàng mới giá thấp hơn. Quản trị rủi ro về dự báo nhu cầu nguyên liệu, bộ phận thu mua phải có chiến lược mua hàng phù hợp, tùy vào nhận định xu hướng thị trường, nếu xu hướng giá tốt có thể mua trước 100% nhu cầu theo dự báo bán hàng, xu hướng giá ổn định hoặc tăng thì chỉ mua trước từ 60-80% nhu cầu và tiếp tục theo dõi xu hướng giá, để mua lượng còn thiếu tại thời điểm sử dụng, tối ưu chuỗi cung ứng và quản trị rủi ro: mua 80% nhu cầu trước và 20% sẽ mua theo giá thị trường cho thời gian giao hàng ngay.

Thứ ba, rủi ro về chính sách, như tình hình kinh tế, chính trị tại từng quốc gia, khu vực có thể tác động làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Ví dụ: Các công đoàn công nhân làm việc tại các nhà máy ép dầu đậu tượng, công nhân bốc xếp tại cảng, hoặc công đoàn công đoàn ngành vận tải thường xuyên tổ chức đình công đòi tăng lương,

thời gian đình công có khi kéo dài hàng tháng trời, làm đình trệ hoặc động xuất khẩu, thời điểm cuối tháng 12/2020 đến giữa tháng 01/2021 các công đoàn công nhân tại Argentina đồng loạt đình công, tê liệt tất cả các hoạt động tại cảng xuất, hàng trăm tàu neo đậu đợi xếp dỡ hàng, thời gian vận chuyển kéo dài hơn 1 tháng so với lịch ban đầu, điều này làm cho nguồn cung tại Việt Nam bị thiếu hụt trên diện rộng, đẩy giá lên cao, như đã đề cập ở phần quản lý hàng tồn kho, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ tối ưu tồn kho khoảng 3 tuần lễ, một khi các chuyến hàng từ Argentina trễ gần 1 tháng, nguồn cung bù đắp tại chỗ là hầu như không thể, điều này rất nguy hiểm. Hoặc để đảm bảo an ninh lương thực, chính phủ một số quốc gia quyết định ra lệnh cấm xuất khẩu, hoặc tăng thuế xuất khẩu để đảm bảo ưu tiên phục vụ nhu cầu trong nước trước tiên, điều này sẽ gây áp lực cho các nhà nhập khẩu, khi họ bị động trong kế hoạch và cần thời gian để chuyển hướng sang các thị trường khác, nhưng không thể thay đổi ngày một ngày hai.

Thứ tư, những rủi ro không thể lường trước được. Rủi ro về dịch bệnh, dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 tại Trung Quốc sau đó lây lan ra toàn cầu, thời gian đầu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng từ Trung Quốc làm thiếu hụt nguồn cung về các sản phẩm phụ gia, nhà máy, bến cảng phong tỏa hàng hóa bị ùn ứ trong khi nhu cầu sử dụng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn đều đặn, dẫn đến khan hiếm nguồn cung cục bộ đẩy giá lên cao kỷ lục, sau đó khi Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh, phục hồi lại hoạt động sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Châu Âu thì tại đây dịch bệnh bùng phát, phong tỏa toàn quốc, nền kinh tế bị đình trệ, dẫn đến tình trạng mất cân đối về xuất nhập khẩu, Hoa Kỳ thiếu hụt vỏ container rỗng để xuất hàng hóa nông sản đi, vì Trung Quốc thu hút phần lớn vỏ container rỗng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, Châu Âu, cước tàu biển tăng phi mã, một lần nữa chuỗi cung ứng toàn cầu lại bị ảnh hưởng. Hoặc những rủi ro bất ngờ như vụ tàu Ever Given của hãng tàu Evergreen mắc cạn tại kênh đào Suez (Ai Cập) từ ngày 23/03/2021 làm tê liệt tuyến vận tải đường biển huyết mạch nối Châu Âu với Châu Á, và bờ Tây nước Mỹ tới Châu Á. Theo Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA), khoảng 12% giao thương toàn cầu đi qua kênh đào Suez với tổng số 18.829 tàu chở 1,17 tỷ tấn hàng hóa trong năm 2020. [15], và theo ước tính 15% lượng lúa mì, và

7% bắp (ngô) của thế giới được vận chuyển qua kênh đào Suez, mặc dù chỉ là ách tắt tạm thời nhưng cũng ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại ngũ cốc toàn cầu, thời gian kéo dài càng lâu thì rủi ro về thiếu hụt nguồn cung tại tại Châu Á, bao gồm cả Việt Nam là điều không tránh khỏi, phát sinh thêm về thời gian nếu tiếp tục chờ giải cứu tàu, hoặc chuyển hướng đi qua mũi Hảo Vọng (cực nam Châu Phi) thì mất thêm 7 ngày, kèm theo giá cước tăng cao do tốn thêm nhiên liệu. Những rủi ro như trên không ai lường trước được, quản trị rủi ro bằng cách xử lý hiệu quả chuỗi cung ứng sau khi xảy ra rủi ro, và tích lũy kinh nghiệm để đối phó rủi ro tương tự vì không ai biết được rủi ro sẽ có thể xảy ra khi nào.

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA NHẰM HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH WOOSUNG VIỆT NAM (Trang 78 -81 )

×